Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Những tín hiệu hồi phục
Theo thống kê từ Bộ Tài chính, tính đến nay, thị trường TPDN đã phát hành khoảng 240 nghìn tỷ đồng, trong đó có 220 nghìn tỷ đồng phát hành TPDN riêng lẻ, 20 nghìn tỷ đồng phát hành trái phiếu ra công chúng, chỉ giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.
Nhà đầu tư chính mua TPDN riêng lẻ trong 11 tháng đầu năm 2023 chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức, chiếm 96,2% tổng khối lượng phát hành (chủ yếu là ngân hàng chiếm 55%), còn các nhà đầu tư cá nhân mua 3,8%.
Chưa kể, thống kê của HNX chỉ ra, đã có khoảng 760 mã TPDN của khoảng 200 tổ chức phát hành được đưa lên hệ thống này. Nhờ đó, thanh khoản của thị trường được tăng khoảng 20-30 lần so với giai đoạn trước, góp phần không nhỏ vào tăng tính công khai, minh bạch cho thị trường.
Có thể thấy rằng thị trường TPDN đang phát đi những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ và niềm tin dần quay lại thị trường sau hàng loạt vụ việc vi phạm TPDN của nhiều tập đoàn lớn như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát hay FLC.
Bên cạnh đó, điều này cũng cho thấy các chính sách, nghị định liên quan đến TPDN, cụ thể là Nghị định 08 đã phát huy tác dụng, giúp khôi phục lại thị trường và tạo tiền đề cho TPDN phát triển trong những năm tới.
Bước sang năm 2024, Nghị định 65 về TPDN bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, Nghị định này yêu cầu nâng chuẩn việc xét nhà đầu tư chuyên nghiệp để được mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Cụ thể, danh mục nắm giữ của các nhà đầu tư phải có giá trị trung bình từ 2 tỷ đồng tối thiểu trong vòng 180 ngày bằng tài sản của nhà đầu tư, không bao gồm tiền vay. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cần có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu 1 tỷ đồng.
Song song với đó, Nghị định 65 cũng sẽ quy định lại thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán, không vượt quá 30 ngày thay vì 90 ngày như theo quy định trước đây tại Nghị định 95.
Một điểm mới nữa trong Nghị định 65 đó là yêu cầu bắt buộc xếp hạng tín nhiệm của những đợt phát hành. Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng phải lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất. Ngoài ra, tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán cũng cần lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu.
Kỳ vọng về một thị trường minh bạch hơn
Theo Bộ Tài chính, việc kích hoạt 3 quy định mới trong Nghị định 65 nhằm đảm bảo tinh thần TPDN riêng lẻ sẽ tập trung tiếp cận đúng đối tượng là các nhà đầu tư chuyên nghiệp với độ minh bạch thông tin cao, tránh trường hợp phân phối cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ không chuyên như giai đoạn trước đây.
Ngoài ra, trước những ý kiến của doanh nghiệp về việc tiếp tục hoãn 3 quy định trong Nghị định 65, Bộ Tài chính khẳng định rằng đến nay, thanh khoản của thị trường đã ổn định trở lại, đồng thời để hạn chế rủi ro đối với thị trường TPDN, hạn chế tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chào mời nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ nên không cần thiết kéo dài Nghị định 08.
"Việc thực hiện quy định xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Nghị định 65 sẽ giảm thiểu rủi ro phân phối, chào mời nhà đầu tư cá nhân không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua trái phiếu, tăng cường tính an toàn và bền vững của thị trường TPDN", Bộ Tài chính cho hay.
Chia sẻ với VietnamFinance, TS Nguyễn Hữu Huân nhận định những thay đổi trong Nghị định 65 sẽ giúp thị trường TPDN minh bạch và chuyên nghiệp hơn.
Theo ông Huân, các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường TPDN riêng lẻ hiện nay chưa thực sự chuyên nghiệp, không đủ năng lực và chỉ đầu tư dựa trên khuyến nghị của các tổ chức phát hành TPDN. Trong khi đó, thị trường TPDN lại đòi hỏi các nhà đầu tư phải có đủ kiến thức, năng lực để phân tích.
Chính vì thế, trong thời gian qua, trên thị trường TPDN đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp sử dụng trái phiếu để lừa đảo, gây ra thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư, trong đó, nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số. "Việc nâng chuẩn việc xét nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường TPDN riêng lẻ sẽ góp phần làm minh bạch thị trường đồng thời hạn chế rủi ro của nhà đầu tư", ông nhận định.
Xét về yêu cầu xếp hạng tín nhiệm, TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng đây là điều hoàn toàn hợp lý và theo đúng thông lệ của quốc tế. "Xếp hạng tín nhiệm đảm bảo cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư một cách công khai và minh bạch hơn. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ biết đâu là trái phiếu có độ an toàn và tin cậy cao và đâu là trái phiếu có độ an toàn thấp để đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp", ông nói.
Thế nhưng điều này lại nảy sinh ra một vấn đề khác, đó là các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có đủ uy tín để xếp hạng hay không.
"Vấn đề là ai là tổ chức xếp hạng tín nhiệm và liệu rằng tổ chức ấy có đủ uy tín và đủ tầm để đứng ra xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam hay không? Nếu các tổ chức xếp hạng tín nhiệm không được kiểm soát kỹ và giám sát chặt chẽ thì chúng có thể trở thành nơi mua bán tín nhiệm khi doanh nghiệp có thể chi tiền để mua tín nhiệm", TS Nguyễn Hữu Huân lo ngại.
Đồng thời, ông cũng lưu ý rằng "xếp hạng tín nhiệm không phải là cây đũa thần hay phép màu mà chỉ đơn thuần là một kênh tham khảo thông tin". Chính vì thế các nhà đầu tư không nên dựa quá nhiều vào xếp hạng tín dụng mà cần phải có thêm các thông tin và kiến thức để đầu tư vào thị trường TPDN vì đôi lúc chính các tổ chức xếp hạng tín dụng cũng có thể phạm sai lầm, tương tự như trường hợp của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới vào giai đoạn 2007 - 2009.
Ở chiều ngược lại, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng việc Nghị định 65 đòi hỏi các doanh nghiệp buộc phải xếp hạng tín nhiệm là "quá khắt khe và khó khăn đối với doanh nghiệp". Bởi lẽ, tính đến nay, Việt Nam mới chỉ có vỏn vẹn 3 doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm trong khi số lượng doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu lại rất lớn. Quy định về thời gian phân phối trái phiếu của Nghị định 65 cũng được đánh giá là không cần thiết và quá ngặt nghèo.
Chưa kể, việc cá nhân đảm bảo danh mục nắm giữ có giá trị trung bình từ 2 tỷ đồng tối thiểu trong vòng 180 ngày bằng tài sản cá nhân không đồng nghĩa với việc họ có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp. "Những nhà đầu tư chuyên nghiệp cần phải có kiến thức, phân tích được báo cáo, tình hình của doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm với các rủi ro", PGS-TS Đinh Trọng Thịnh nhận định.
Đầu năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08 hoãn một số quy định tại Nghị định số 65/2022 đến hết ngày 31/12/2023 để thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị tốt hơn. Hiện nay, Nghị định số 08/2023/NĐ-CP của Chính phủ chuẩn bị hết hiệu lực, sắp tới, thị trường TPDN sẽ quay trở lại áp dụng Nghị định số 65/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, 3 điều kiện, điều khoản mà hiện Nghị định số 08 đã cho phép giãn, hoãn sẽ được áp dụng trở lại trong Nghị định số 65, bao gồm nâng chuẩn việc xét nhà đầu tư chuyên nghiệp; thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán và xếp hạng tín nhiệm với những đợt phát hành. |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.