Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo báo cáo tài chính quý II năm tài chính 2017 (từ ngày 1/3/2017 đến 31/3/2018) do Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh (mã TAG, sàn HNX) công bố trước soát xét, lợi nhuận sau thuế là âm hơn 4,8 tỷ đồng.
Với kết quả này, mặc dù thua lỗ trong kỳ, nhưng Trần Anh vẫn còn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 4,37 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau soát xét báo cáo tài chính bán niên, mức lỗ của Trần Anh tăng thêm gần 6,9 tỷ đồng, nâng mức lỗ lên hơn 11,7 tỷ đồng. Số lỗ này khiến Trần Anh lần đầu tiên bị thua lỗ thâm vào vốn chủ sở hữu.
Mức lỗ của Trần Anh tăng sau soát xét tương ứng với mức tăng của giá vốn hàng bán. Cụ thể, tại báo cáo trước soát xét, giá vốn hàng bán của Trần Anh được Công ty này ghi nhận là 1.563,4 tỷ đồng, nhưng sau soát xét, con số tăng lên 1.570,2 tỷ đồng.
Lý giải điều này, đại diện Trần Anh cho biết, một số khoản chiết khấu thương mại phải thu từ nhà cung cấp ước tính đến ngày 30/9/2017 ghi nhận tại báo cáo tài chính trước soát xét được điều chỉnh lại dựa vào các tài liệu nhận được từ nhà cung cấp sau ngày công bố báo cáo tài chính quý II. Do đó, Công ty phải điều chỉnh tăng giá vốn hàng bán, làm cho lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế bị giảm một khoản tương ứng.
Thực chất, quý III năm dương lịch thường là giai đoạn làm ăn khó khăn nhất với các doanh nghiệp điện máy nói chung và Trần Anh nói riêng. Trong lịch sử kinh doanh, Trần Anh từng có "dớp" thua lỗ trong quý III dương lịch, như các năm 2013, 2014.
Đến năm 2015, Trần Anh nhọc nhằn thoát được khỏi "dớp" lỗ quý III, với con số lợi nhuận sau thuế 1,34 tỷ đồng, tăng 9,78 tỷ đồng so với quý III/2014. Tuy nhiên, đến năm 2016, "dớp" lỗ quý III lại quay trở lại, với mức lỗ vọt lên tới 5,9 tỷ đồng.
Thực tế cho thấy, thua lỗ trong quý III dương lịch tuy là câu chuyện thường tình đối với Trần Anh, nhưng giới đầu tư vẫn ít nhiều quan tâm đến thua lỗ của năm nay. Bởi lẽ, năm 2017, lần đầu Trần Anh bị thua lỗ hụt vào vốn chủ sở hữu với mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bị âm 2,5 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp này đang trong giai đoạn khá nhạy cảm do chuẩn bị sáp nhập vào Thế giới Di động.
Về mối liên quan giữa sáp nhập và kinh doanh, ông Trần Xuân Kiên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Anh cho biết, những thông tin về việc sáp nhập cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng, dẫn đến giảm doanh số bán ra của Công ty. Về lộ trình còn lại của cuộc hôn phối này, ông Kiên cho biết, trong tháng 12 tới, Thế giới Di động và Trần Anh sẽ có thông tin chính thức.
Hiện tại, các công đoạn cuối cùng cho việc sáp nhập có vẻ như chỉ còn là những hành động mang tính thủ tục. Về phía Trần Anh, các cổ đông đã chính thức thông qua việc để Thế giới Di động mua trên 25% vốn điều lệ, mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai, đồng thời sẽ hủy niêm yết tự nguyện trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và chuyển sang đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM.
Về các động thái liên quan đến nhân sự, 2 nhân sự của Thế giới Di động đã được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc tài chính và Phó tổng giám đốc của Trần Anh.
Cụ thể, tân Giám đốc tài chính của Trần Anh là ông Vũ Đăng Linh. Ông Linh cũng chính là Giám đốc tài chính của Thế giới Di động. Theo quyết định bổ nhiệm, ông Linh được quyền ký kết các hợp đồng vay nhân danh doanh nghiệp này, quản lý thu chi...
Trong khi đó, tân Phó tổng giám đốc của Trần Anh là ông Võ Hà Trung Tín - người đang giữ chức Giám đốc vùng miền Bắc của Điện máy Xanh. Ông Tín làm việc tại Trần Anh với vai trò người đại diện ký kết các giao dịch hợp đồng với bên thứ 3 để phục vụ hoạt động kinh doanh, vận hành của đơn vị này.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.