Trôi 'ngược dòng' tháng 9: SMC trượt dài, APH, NVL rớt xuống đáy
(VNF) - Mặc dù thị trường chung tăng điểm nhưng nhiều cổ phiếu tên tuổi vẫn trượt dài trên sàn chứng khoán tháng 9. Những cổ phiếu giảm mạnh có thể kể đến: SMC, APH, NVL, GKM, NRC,...
Trong tháng 9, thị trường chứng khoán ghi nhận tín hiệu tích với đà tăng mạnh cũng thanh khoản tương đối cao. Với sự dẫn dắt của nhóm ngân hàng trong nửa cuối của tháng, chỉ số VN-Index đã có lúc chạm tay vào mốc 1.300 điểm.
Dù vậy, dòng tiền chưa có sự lan tỏa giữa các nhóm ngành. Tháng vừa qua, các cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất thị trường vẫn là nhóm vốn hóa nhỏ.
HoSE: NVL rớt xuống đáy lịch sử
Trong tháng 9, cổ phiếu TTE của Công ty CP Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh là cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HOSE với biến động trên 53%. Trái ngược với đà tăng mạnh của cổ phiếu trên thị trường, kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp có phần kém sắc.
Cụ thể, Năng lượng Trường Thịnh lỗ sau thuế 17,3 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, gấp 2,2 lần cùng kỳ.
Xếp thứ hai là cổ phiếu AGM của Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang với đà tăng 45,61%. Tháng vừa qua, sau chuỗi tăng trần, mã này bắt đầu điều chỉnh bằng nhiều phiên sàn cứng liên tiếp.
Trước diễn biến khó lường của cổ phiếu AGM, Angimex khẳng định diễn biến này là do cung cầu trên thị trường chứng khoán. Các quyết định của nhà đầu tư nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty và Angimex không có sự tác động nào đến giá giao dịch cổ phiếu.
Ở vị trí thứ ba, cổ phiếu TCO của Công ty CP TCO Holdings đã tăng 28,41% trong tháng 9. Tính theo giá đóng cửa phiên 20/9, vốn hóa của doanh nghiệp đạt hơn 325,6 tỷ đồng. Trong một động thái đáng chú ý, tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024, HĐQT TCO Holdings đã thống nhất hủy bỏ phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho cổ đông của Công ty CO Xuất nhập khẩu An Vi.
Theo sau là cổ phiếu HTL với đà tăng 25,28%. Diễn biến tích cực của giá cổ phiếu đã đưa vốn hóa của Công ty CP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long vượt 270,6 tỷ đồng.
Xếp ở vị trí thứ 5 là cổ phiếu NAF của Công ty CP Nafoods Group. Mã này tăng 22,71% trong tháng 9, đưa vốn hóa của Nafoods Group vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng. Đà tăng của cổ phiếu NAF được thúc đẩy một phần bởi sự kiện chanh leo Việt Nam được phép xuất khẩu sang Úc. Được biết, Nafoods Group hiện chiếm 10% sản lượng xuất khẩu chanh leo toàn cầu, với chuỗi giá trị sản xuất khép kín từ giống, vùng trồng liên kết, chế biến đến thị trường. Công ty đứng đầu về xuất khẩu chanh leo ở châu Á, nằm trong top 3 xuất khẩu sản phẩm dịch chanh dây cô đặc tại Việt Nam và chiếm 60% thị phần cây giống chanh leo.
Các vị trí còn lại trong danh sách 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần lần lượt thuộc về PNC (+22,55%), SVD (+22,22%), ABR (+21,85%), IMP (+18,63%), BMP (+17,65%). Trong đó, bộ đôi IMP và BMP gây được nhiều sự chú ý với mức vốn hóa lần lượt là 7.000 tỷ đồng và 10.000 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HoSE gồm có: SMC (-27,65%), APH (-16,42%), APG (-15,51%), MDG (-14,73%), PSH (-14,34%), NVL (-13,16%), SSB (-12,37%), OGC (-12,30%), LM8 (-11,39%), HTN (-11,26%).
Trong đó, cổ phiếu SMC hiện đang ở trong diện cảnh báo do Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC lỗ lũy kế hơn 68 tỷ đồng tính tới ngày 30/6/2024. "Đại gia" ngành thép một thời liên tục phải rao bán tài sản vì kinh doanh khó khăn.
Với việc mất 16,42% trong vòng một tháng, cổ phiếu APH của Công ty CP Tập đoàn An Phát Holdings đã tiệm cận đáy lịch sử. Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh An Phát Holdings xuất hiện nhiều biến động lớn nơi thượng tầng trước thềm ĐHĐCĐ bất thường năm 2024.
Một cái tên đình đám khác cũng gây chú ý là NVL. Mới đây, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) báo lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét. Kết quả kinh doanh thua lỗ cũng yếu tố đẩy NVL về sát vùng đáy lịch sử.
HNX và UPCoM: Dòng tiền chảy vào cổ phiếu nhỏ
Trên sàn HNX, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất lần lượt là: SPI (+128,57%), CTP (+73,11%), PCG (+33,33%), PGN (+32,79%), ARM (+29,63%), MCO (+28,05%), KSQ (+25,00%), L40 (+22,45%), VLA (21,82%), TPP (+18,81%).
Trong nhóm này, bộ đôi SPI và CTP gây ấn tượng mạnh nhất khi xác lập nhiều phiên tím trần liên tiếp trong tháng vừa qua. Đáng nói, trái ngược với đà tăng phi mã của cổ phiếu, kết quả kinh doanh của hai doanh nghiệp đều không mấy tích cực trong nửa đầu năm 2024.
Ngược lại, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn bao gồm: GKM (-59,44%), BXH (-32,25%), PPE (-26,67%), HBS (-25,62%), VC6 (-25,17%), SSM (-21,52%), NRC (-19,44%), SDC (-18,48%), VMS (-17,62%), LDP (-17,55%).
Đáng chú ý, cổ phiếu GKM lao dốc sau thông tin lấy ý kiến trái chủ về việc kéo dài kỳ hạn trái phiếu GKMH2124001 thêm 2 năm đến 20/9/2026. Trong khi đó, cổ phiếu HBS ghi nhận diễn biến tiêu cực ngay sau thời điểm doanh nghiệp thực hiện chia cổ tức với tỷ lệ tiền mặt 20%.
Một mã đáng chú ý khác là NRC của Công ty CP Tập đoàn Danh Khôi. Cổ phiếu NRC hiện đang ở vùng giá thấp lịch sử. Tháng vừa qua, sau khi công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên, lợi nhuận của Danh Khôi không những chuyển từ lãi sang lỗ, mà doanh nghiệp còn nhận ý kiến ngoại trừ của kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục.
Trên sàn UpCOM, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất lần lượt là: HC1 (+84,96%), USC (+44,93%), SRT (+44,44%), SAP (+33,08%), DNL (+27,12%), DC1 (+25,00%), TEL (+24,78%), LG9 (+23,08%), HNP (+22,22%), VCX (+22%).
Ngược lại, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn lần lượt là: HOT (-39,62%), GER (-39,61%), KHW (-38,04%), MTC (-30,77%), SII (-29,94%), BIO (-25,23%), PNT (-24,01%), XMP (-23,44%), BBM (-22%), TPS (-19,4%).
Nhìn chung, các mã biến động mạnh nhất tuần này trên sàn UPCoM không có diễn biến đáng kể nào khi giao dịch thưa thớt, thanh khoản thấp.
Top cổ phiếu tăng mạnh: BMP vượt đỉnh, nhóm 'trà đá' hút dòng tiền
- Vietcap chào bán cổ phiếu với 'giá hời', quỹ ngoại đua nhau đặt mua 27/09/2024 12:45
- Quỹ ngoại tỷ USD thoái vốn: Giá đang lên vẫn bán cổ phiếu PVD và PNJ 26/09/2024 07:45
- Một cổ phiếu Việt được dự báo đón dòng vốn tỷ đô khi thị trường nâng hạng 25/09/2024 03:27
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.