'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo dự kiến, NPC ngày 11/3 sẽ bỏ phiếu về việc sửa đổi hiến pháp, bỏ giới hạn tối đa 2 nhiệm kỳ với vị trí chủ tịch và phó chủ tịch nước. Đề xuất nêu trên đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều, giới chức Trung Quốc đưa ra những lý do để xoa dịu những tranh cãi đó.
Ông Zhang Yesui, phát ngôn viên NPC khẳng định đề xuất này chỉ đơn thuần là làm cho chức danh chủ tịch nước giống với chức danh Tổng Bí thư đảng và Chủ tịch Quân ủy Trung ương, vốn không bị giới hạn nhiệm kỳ .
Theo ông Zhang: "Điều này có lợi cho việc củng cố thẩm quyền của Ủy ban Trung ương đảng với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân cũng như có lợi cho việc thống nhất vai trò lãnh đạo".
"Hiến pháp phải thích nghi với hoàn cảnh thay đổi, bao gồm những thực tiễn kinh nghiệm mới, phản ánh những thành tựu mới và đề ra hướng đi mới sao cho phù hợp", ông khẳng định.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp mặt
Reuters ngày 4/3 dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump bình luận về việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất bỏ quy định giới hạn về nhiệm kỳ đối với chức danh chủ tịch nước.
"Ông ấy (Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình) đã làm được điều đó. Tôi cho rằng hoàn toàn tuyệt vời. Có lẽ chúng ta một ngày nào đó nên thử một lần", Tổng thống Trump phát biểu tại một buổi gặp mặt tại bang Florida.
Nhà Trắng chưa có bình luận nào về sự kiện này nhưng hạ nghị sĩ Ro Khanna đã chỉ trích trên Twitter rằng "dù có nói đùa hay không, việc đề cập nhiệm kỳ cầm quyền cả đời là quan điểm phi Mỹ nhất từng được một tổng thống Mỹ thốt ra".
Giới hạn về số nhiệm kỳ Chủ tịch nước hiện nay của Trung Quốc đã được đưa vào hiến pháp năm 1982, thay thế cho quy định về đảm nhận chức vụ này trọn đời.
Theo hiến pháp hiện hành, ông Tập Cận Bình, 64 tuổi, sẽ phải rời khỏi vị trí Chủ tịch nước sau 2 nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp đảm nhận cương vị này.
Hiện ông sắp kết thúc nhiệm kỳ thứ nhất, và sẽ chính thức được bầu thêm một nhiệm kỳ thứ hai tại phiên họp thường niên của Đại hội nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội) khai mạc vào ngày 5/3.
Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp củng cố vị thế "nhà lãnh đạo quyền lực nhất từ thời Mao Trạch Đông" của ông Tập, người hiện là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc.
Theo nguyên tắc, mọi sửa đổi hiến pháp sẽ cần được quốc hội thông qua. Song nhiều chỉ dấu cho thấy sẽ không có gì trở ngại để đề xuất này được thông qua. Và nếu hiến pháp được sửa đổi, ông Tập Cận Bình, người bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai kể từ tháng 10 năm ngoái, sẽ có thể tiếp tục giữ cương vị đứng đầu nhà nước thêm một nhiệm kỳ nữa từ năm 2023.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.