Trung Quốc chi mạnh tay cho sản xuất chip, AI và 5G để bắt kịp Mỹ

Hạnh Nguyễn - 05/03/2021 17:42 (GMT+7)

(VNF) - Để cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc đưa ra kế hoạch 5 năm, không ngại rót tiền cho công ty nội địa trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến như chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và mạng 5G.

Mới đây, Trung Quốc đưa ra mục tiêu 5 năm mới nhất của mình với cam kết tăng cường chi tiêu và thúc đẩy nghiên cứu về chip tiên tiến cũng như trí tuệ nhân tạo để tranh giành ảnh hưởng toàn cầu với Mỹ.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã chỉ ra các lĩnh vực chính để đạt được “đột phá lớn trong công nghệ cốt lõi”. Trong đó bao gồm chất bán dẫn cao cấp, hệ điều hành, bộ xử lý máy tính và điện toán đám mây. Đây đều là những lĩnh vực mà các công ty Mỹ hiện đang chiếm ưu thế. Bắc Kinh cũng đặt mục tiêu có 56% người dân trên cả nước sử dụng mạng 5G trong 5 năm tới.

Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ở Bắc Kinh gày 5/3.

Thủ tướng Trung Quốc cho biết thêm, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trên toàn quốc sẽ tăng hơn 7% mỗi năm: “dự kiến ​​sẽ chiếm tỷ lệ phần trăm GDP cao hơn so với trong 5 năm trước đó”.

Theo đó, Trung Quốc nhanh chóng cắt giảm sự phụ thuộc vào phương Tây đối với các ngành quan trọng như chip máy tính, được xem là vấn đề cấp thiết sau khi tình trạng thiếu chất bán dẫn trên toàn cầu ngày càng trầm trọng trong đại dịch.

Song song với đó, Bắc Kinh cũng đang đặt cược lớn vào các công nghệ mới nổi từ phương tiện chạy bằng hydro đến công nghệ sinh học, trong khi vẫn tìm cách đảm bảo các nhà sản xuất chip của riêng mình có thể cạnh tranh với Intel Corp., Samsung và Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSCM).

Như vậy, thiết kế phần mềm và sản xuất chip thế hệ thứ ba là hai lĩnh vực quan trọng trong nỗ lực đạt được khả năng tự cung tự cấp về công nghệ của Bắc Kinh.

Trong một bài phát biểu trước Đại hội Nhân dân Toàn quốc ở Bắc Kinh hôm 5/3, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh: "Đổi mới vẫn là trọng tâm của động lực hiện đại hóa của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ tăng cường khoa học và công nghệ của mình để hỗ trợ chiến lược cho sự phát triển của Trung Quốc".

Cũng trong bài phát biểu này, Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh vào các mục tiêu được liệt kê trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc, trong đó ưu tiên những tiến bộ trong lĩnh vực trẻ hơn như điện toán lượng tử, mạng nơ-ron và ngân hàng DNA. 

Từ đó cho thấy một chiến lược đa tầng, thực dụng và đầy tham vọng về phạm vi, bao hàm khát vọng thay thế các nhà cung cấp quan trọng của Mỹ, đồng thời hun đúc những nhà sản xuất của Trung Quốc trong các lĩnh vực mới nổi.

Cuộc chiến trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến của hai nước đi đầu trên thế giới chưa bao giờ "hạ nhiệt".

Gần đây, chính quyền Mỹ đã có những quyết định cứng rắn yêu cầu các nhà cung ứng Mỹ phải xin giấy phép trước khi giao dịch với Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC - Công ty Quốc tế Sản xuất Bán dẫn Thượng Hải).

Nguyên nhân bởi Mỹ không muốn SMIC có thể sử dụng công nghệ của họ để giúp Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, dù SMIC phủ nhận các mối quan hệ với quân đội Trung Quốc.

Giữa tình trạng thiếu hụt toàn cầu ngày càng trầm trọng, đối với một quốc gia nhập khẩu 300 tỷ USD chip hàng năm, Trung Quốc hiện đang rơi vào vị thế phải phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp, đồng thời lao đao vì sức ép từ Mỹ.

Số tiền Trung Quốc phải chi để nhập khẩu chip hàng năm lên tới 300 tỷ USD.

Quyết định rót hàng tỷ USD vào các công ty trong nước đã chính thức hóa tham vọng của Trung Quốc trong việc phát triển phần mềm của riêng mình để thiết kế chất bán dẫn, những công cụ thay thế từ các công ty Mỹ như Cadence Inc. và Synopsys Inc.

Đất nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hiện nay đặt mục tiêu trở thành người đi đầu trong lĩnh vực công nghệ hiện đại như sản xuất công nghiệp silic cacbua và gali nitride, sản xuất các chip có thể hoạt động ở tần số cao trong môi trường năng lượng nhiệt độ cao hơn, với các ứng dụng rộng rãi trong tần số vô tuyến thế hệ thứ năm, ứng dụng quân sự, nâng cấp radar và xe điện.

Trung Quốc đưa ra một số hành động thiết thực như xây dựng thêm các phòng thí nghiệm quốc gia và các trung tâm đổi mới, cũng như tăng cường nỗ lực thực hiện chương trình có tên là Chương trình nghị sự 2030 về Đổi mới Khoa học Công nghệ.

Được biết, Bắc Kinh đang thiết lập một nền tảng để chia sẻ dữ liệu công khai với chính phủ, đồng thời xây dựng các chính sách để đảm bảo tính bảo mật của thông tin đó.

Cuối cùng, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu: "Nghiên cứu cơ bản là nguồn gốc của sự đổi mới khoa học và công nghệ. Vì vậy, chúng tôi sẽ đảm bảo tính ổn định của việc tài trợ cho nghiên cứu cơ bản và tăng chi tiêu cho lĩnh vực này một khoản tiền đáng kể."

Xem thêm >> Dự luật đánh thuế giới siêu giàu ở Mỹ: Jeff Bezos phải nộp gần 6 tỷ USD

Theo Bloomberg
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.