Trung Quốc đã xuất hiện làn sóng doanh nghiệp tư nhân sụp đổ, nguy cơ thất nghiệp, kinh tế tiêu điều?

Thu Thủy - 07/09/2018 07:01 (GMT+7)

Các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc hiện đang lâm vào tình cảnh khó khăn chưa từng thấy. Các chuyên gia cho rằng, đã xuất hiện làn sóng sụp đổ các doanh nghiệp tư nhân và làn sóng thất nghiệp sau đó sẽ dẫn đến sự tiêu điều, có thể gây đổ vỡ kinh tế Trung Quốc.

VNF
Trung Quốc đã xuất hiện làn sóng doanh nghiệp tư nhân sụp đổ, nguy cơ thất nghiệp, kinh tế tiêu điều?

Báo cáo nghiên cứu mới nhất cho thấy, tình hình kinh doanh của các công ty loại hình kinh tế này trong tháng 8 đã sụt giảm rất mạnh so với tháng trước, được đánh giá là tồi tệ nhất trong vòng 4 năm qua. 

Trang tin Epoch Times ngày 5/9 dẫn bản báo cáo của Học viện Kinh doanh Trường Giang Trung Quốc công bố, cho thấy: chỉ số BCI về tình trạng kinh doanh của các công ty Trung Quốc đã từ 55,6% hồi tháng 7 giảm xuống còn 49,8%, đạt mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Học viện Kinh doanh Trường Giang (Cheung Kong Graduate School of Business - CKGSB) là cơ cấu giáo dục độc lập phi lợi nhuận uy tín, được Quỹ Lý Gia Thành tài trợ, được chính phủ Trung Quốc phê chuẩn thành lập năm 2002, thành viên của Hiệp hội giáo dục quản lý quốc tế (AACSB) và Quỹ phát triển quản lý châu Âu.

Bản báo cáo này nói, các chỉ số để xem xét BCI được tạo nên bởi chỉ số tiền đồ tiêu thụ, lợi nhuận, huy động vốn và chỉ số dự trữ sản phẩm của doanh nghiệp. BCI lấy 50 làm điểm phân giới, trên 50 thể hiện sự cải thiện, dưới 50 thể hiện sự xấu đi, tháng 8 vừa qua, cả 4 chỉ số đều xuất hiện sự sa sút.

Các chỉ số đang rất bi đát

Giáo sư Lý Vỹ của CKGSB nhận xét, các chỉ số về dự trữ sản phẩm và môi trường huy động vốn tháng này đều thấp hơn 50, thể hiện tình trạng dự trữ đang xấu đi, chỉ số môi trường huy động vốn chỉ đạt 27,3; phá vỡ kỷ lục thấp nhất trong lịch sử, tức tình trạng huy động vốn đã ở mức cực kỳ tồi tệ.

Ông Lý Chí Văn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh doanh Đại học Chiết Giang cho biết, tình trạng BCI sa sút toàn diện đã diễn ra hơn 2 năm nay, thể hiện toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc đang co lại. Ông cho rằng: “Đã đến mức thấp nhất trong lịch sử hay chưa thì hiện rất khó nói, nhưng nếu tiếp tục giảm thì sẽ xuất hiện làn sống doanh nghiệp sụp đổ, làn sóng thất nghiệp, kinh tế sẽ đại tiêu điều”.

Đã xuất hiện làn sóng xí nghiệp sụp đổ?

Giáo sư kinh tế Dương Bân ở Đại học Thanh Hoa khẳng định: “Làn sóng sụp đổ đã xuất hiện, không còn nghi ngờ gì nữa, các loại chỉ tiêu đều không ổn, rất nhiều xí nghiệp đã đóng cửa, rút khỏi thương trường!”.

Số liệu thống kê tháng 7 của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cũng thể hiện: tháng 5 năm 2018 số xí nghiệp công nghiệp cả nước có giá trị sản lượng 20 triệu NDT/năm là 372.698, trong khi tháng 5 năm ngoái là 378,959, cũng tức là trong vòng 1 năm đã có 6.261 xí nghiệp biến mất. Trong số này có 4.130 xí nghiệp luyện kim, gia công tạo hình và khai khoáng; 2.131 xí nghiệp hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm và đóng giày.

Giáo sư Dương Bân cho rằng, tạo nên làn sóng sụp đổ này có nguyên nhân quan trọng là hầu như mọi chính sách kinh tế và cả chính trị đều chèn ép doanh nghiệp tư nhân. “Hô hào truyền máu cho doanh nghiệp quốc doanh chính là rút máu của doanh nghiệp tư nhân. Hiệu suất của xí nghiệp quốc doanh đâu có cao? Về chính trị cũng nhấn mạnh quay trở về sở hữu tập thể, chèn ép toàn diện kinh tế tư nhân”.

Giáo sư Tạ Điền ở Học viện Aiken trực thuộc Đại học University of South Carolina nói, tình trạng kinh doanh này không chỉ ở các xí nghiệp tư nhân mà là xu thế của tất cả các loại xí nghiệp Trung Quốc. Tới đây, khi ôngDonald Trump thực hiện biện pháp tăng thuế quan với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ thì các công ty xuất khẩu Trung Quốc còn chịu những đòn đánh mạnh hơn nữa.

Ông nói: “Các công ty nước ngoài sẽ đẩy nhanh việc triệt thoái khỏi thị trường Trung Quốc, các xí nghiệp gia công liên quan đến các công ty xuất khẩu còn lại cũng bắt đầu bị ảnh hưởng; nhất là tương lai  của các xí nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực tam giác Trường Giang và Chu Giang sống nhờ vào việc lắp ráp càng thêm bi đát”.

Giáo sư Dương Bân thì cho rằng, “vấn đề hiện nay không phải là có xuất hiện làn sóng sụp đổ hay không,mà là làn sóng đó có ngày càng mạnh không mà thôi”.

Có thể dự kiến làn sóng thất nghiệp, kinh tế tiêu điều

Giáo sư kinh tế Lý Vỹ của Học viện CKGSB khi nói về bản báo cáo của các ông, bày tỏ: các chỉ tiêu tiêu thụ, lợi nhuận, huy động vốn và dự trữ sản phẩm đều đang rất xấu, cho thấy các doanh nghiệp rất khó khăn. “Một loạt xí nghiệp có sức sống nhất của kinh tế Trung Quốc và giải quyết được nhiều công ăn việc làm nhất, e rằng sẽ chịu thách thức lớn nhất”.

Báo cáo nghiên cứu phát triển doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc cho thấy, các công ty tư nhân đóng góp hơn 60% GDP cho Trung Quốc và giải quyết 80% việc làm ở các xí nghiệp ở đô thị, thu hút hơn 70% nhân lực di chuyển khỏi nông thôn và thu nhận 90% vị trí làm việc mới tăng.

Chỉ số Wind thể hiện rõ, tính đến cuối năm 2016, các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đã có 310 triệu người làm việc; trong đó loại nghề thứ 3 (giao thông vận tải, thông tin, bán hàng, ẩm thực, giáo dục, dịch vụ công cộng) nhiều nhất, tới 230 triệu (74,2%), sau đó là loại nghề thứ 2 (gia công chế biến).

Ông Lý Chí Văn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh doanh Đại học Chiết Giang cho rằng: “Thực ra, tình trạng kinh tế tiêu điều đã xuất hiện; những người am hiểu về kinh tế đã nhận thấy điều này từ 3 năm trước, đó là việc sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm, hiện nay số lượng sinh viên không tìm được việc làm trùng trùng điệp điệp. Người ta chỉ thấy phố Vương Phủ Tỉnh náo nhiệt, nhưng số người thất nghiệp rất nhiều, tìm việc làm rất khó, đó chính là kinh tế tiêu điều”.

Xem thêm >> SHB nhận tài trợ 43 triệu USD từ hai định chế quốc tế

Theo Viettimes
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

(VNF) - Mọc lên tại những vị trí đắc địa, quán nhậu Tự Do đang dần trở thành một trong những hệ thống quán nhậu lớn hàng đầu tại Hà Nội với hàng chục sơ sở lớn nhỏ.

Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

(VNF) - Thời điểm những năm 90, tỷ phú Jeff Bezos từng được coi là "nỗi kinh hoàng" đối với nhân viên khi liên tục gây áp lực cho các thành viên thuộc Amazon.

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

(VNF) - Sau cơn sốt tăng giá, chung cư Hà Nội neo cao khó bán mua; Dân TP.HCM ‘ngóng’ được chuyển đổi đất đai, thoát quy hoạch treo; Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm; Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh... là những thông tin được quan tâm trong tuần.

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

(VNF) - Các chương trình Mua trước trả sau (Buy Now, Pay Later - BNPL) ngày càng phổ phiến ở Indonesia đang khiến nợ tiêu dùng ngày càng tăng do khả năng tiếp cận dễ dàng hơn.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

(VNF) - Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm, ông Lê Mạnh Linh làm Phó chủ tịch HĐQT EVNFinance… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.