'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nền kinh tế Trung Quốc đang rung chuyển khi thương mại đã chậm lại đáng kể và nước này đang gánh khoản nợ khoảng 9.000 tỷ USD, đe dọa sự ổn định tài chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Một trong những vấn đề nổi cộm hơn cả thời gian gần đây là Trung Quốc dường như không thể đưa những sinh viên trẻ tốt nghiệp đại học vào lực lượng lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi từ 16 đến 24 của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 21,3% trong tháng 6, tăng từ mức 15,4% hai năm trước đó. Con số này cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Mỹ là 7,4% trong cùng giai đoạn.
Theo các chuyên gia, việc tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tăng cao có thể khiến năng suất lao động ở Trung Quốc giảm sút và điều này cũng khiến kinh tế Mỹ căng thẳng vì nước này phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về hàng hóa và dịch vụ.
Bất chấp một số nỗ lực tách khỏi Trung Quốc, đây vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ và các công ty Mỹ kiếm được hàng tỷ USD mỗi năm từ doanh số bán hàng tại Trung Quốc.
Năm 2022, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc là 197,3 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2021 và nhập khẩu từ Trung Quốc là 563,6 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2021.
Giữa tháng 8, Cơ quan thống kê Trung Quốc (NBS) tuyên bố ngừng công bố số liệu định kỳ hàng tháng về tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ trong độ tuổi 16-24. Người phát ngôn của NBS cho biết các cuộc khảo sát mà các nhà nghiên cứu sử dụng để thu thập dữ liệu “cần được cải thiện và tối ưu hóa".
Ông Benn Steil, thành viên cấp cao và giám đốc kinh tế quốc tế tại Uỷ Quan hệ Đối ngoại Mỹ, cho hay các thanh niên Trung Quốc có trình độ học vấn cao phần lớn mong muốn được làm các công việc như khoa học máy tính thay vì sản xuất trong khi không có nhiều việc làm đáp ứng nhu cầu của họ, do vậy những kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đó không được áp dụng.
Ngoài ra, ông Christian Yao, chuyên gia thuộc Đại học Victoria ở Wellington (New Zealand) đã viết trong một bài bình luận gần đây rằng cuộc khủng hoảng thất nghiệp kéo dài ở Trung Quốc có thể gây ra tình trạng bất ổn dân sự, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế bằng cách đe dọa chuỗi cung ứng và thương mại.
Một báo cáo tháng 6 của Diễn đàn Kinh tế vĩ mô Trung Quốc cho biết cuộc khủng hoảng này có thể kéo dài trong thập kỷ tới và gia tăng trong thời gian ngắn, đồng thời cần phải thực hiện các cải tiến đáng kể để đảm bảo các kỹ năng mà sinh viên tốt nghiệp đại học có được phù hợp với các công việc hiện hành.
Bản dịch của tờ New York Times về báo cáo tình trạng thất nghiệp của Trung Quốc trong tháng 6 cho biết: "Nếu nó không được xử lý đúng cách, nó sẽ gây ra các vấn đề xã hội khác ngoài nền kinh tế, và thậm chí có thể châm ngòi cho các vấn đề chính trị".
Ông Alfred Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách công Lee Kuan Yew của Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng giống như giới trẻ Nhật Bản vào những năm 1990 sau thời kỳ bong bóng kinh tế diễn ra từ năm 1986 đến năm 1991, giới trẻ Trung Quốc có thể đang bước vào một "thập kỷ mất mát" với tình trạng trì trệ kinh tế và lạm phát giá cả, góp phần khiến họ vỡ mộng và mất phương hướng.
Trong một lưu ý vào tháng 5, các nhà nghiên cứu của ngân hàng Goldman Sachs đã nhấn mạnh rằng những người trẻ tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế vì họ có ít kinh nghiệm làm việc hơn và không có những kỹ năng cần thiết cho công việc.
“Việc điều chỉnh những sự mất cân bằng này là rất quan trọng, do dân số trẻ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc. Nhóm này chi tiêu rất nhiều vào các lĩnh vực như văn hóa và giáo dục, tiền thuê nhà, giao thông, truyền thông...”, báo cáo cho hay.
Do nhiều sinh viên mới tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc không thể tìm được việc làm trong lĩnh vực họ học, họ đang chuyển sang các lựa chọn khác, như "làm con toàn thời gian" - một cụm từ đã trở nên phổ biến tại đất nước tỷ dân, nhằm ám chỉ những thanh niên ở nhà để làm việc nhà cho bố mẹ và có mặt ngay khi bố mẹ cần.
Một "người con toàn thời gian" nói với NBC News rằng "nếu công việc kinh doanh của cô ấy thành công, có lẽ cô ấy đã không làm con toàn thời gian.
"Đó là một quyết định không tự nguyện, nhưng đó là một lựa chọn phù hợp", cô chia sẻ.
Theo ông Steil, nếu thanh niên ở Trung Quốc không thể có được cơ hội làm việc hiệu quả trong nước, họ có thể chọn di cư sang nước ngoài hoặc sau khi du học xong sẽ không quay lại quê hương. "Và đó không phải là điều mà Trung Quốc nên hoan nghênh”, ông Steil nhận định.
"Cuộc khủng hoảng thất nghiệp đang ảnh hưởng không cân đối đến bộ phận dân số trẻ và đây thực sự là tương lai của Trung Quốc. Vì vậy, đó là một vấn đề lớn”, ông Steil nói thêm.
Xem thêm >> Tỷ phú công nghệ khuyến cáo thanh niên Ấn Độ làm việc 70 giờ/tuần
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.