Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nga và Trung Quốc đều ủng hộ nghị quyết mới của Liên Hợp quốc (LHQ) gia tăng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên sau vụ thử tên lửa đạn đạo hôm 29/11 của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, nghị quyết này được thông qua có sự cải tiến so với dự thảo ban đầu do Mỹ soạn thảo.
Theo giới quan sát, sự thay đổi giữa nghị quyết mới và bản gốc dự thảo của Mỹ phản ánh mong muốn của Trung Quốc và Nga ngăn chặn chiến tranh và bất ổn trên bán đảo Triều Tiên.
Hồi tháng 7, Nga và Trung Quốc đã đề xuất sáng kiến "đóng băng kép" để giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Theo đó, Bình Nhưỡng sẽ kiềm chế không thử hạt nhân và tên lửa, đổi lại Washington và Seoul phải dừng các cuộc tập trận quân sự thường niên quy mô lớn.
Ngày 25-12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi Mỹ và Triều Tiên khởi động đàm phán, đồng thời khẳng định Nga sẵn sàng dàn xếp cho tiến trình thương lượng này.
Chính phủ Nga từ lâu đã kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng tiến hành đối thoại nhằm giảm căng thẳng liên quan đến chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Trước đó, thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã từng khẳng định Nga đang cân nhắc sáng kiến của Tổng thư ký Antonio Guterres thiết lập các kênh liên lạc trung gian đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên. Nhà ngoại giao Nga hy vọng Washington và Bình Nhưỡng sẽ xem xét nghiêm túc sáng kiến này.
Ông Ryabkov đã đưa ra lời cảnh báo, bất cứ kịch bản quân sự nào nhằm vào Triều Tiên đều dẫn tới thảm họa.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước kiềm chế, thực hiện các nỗ lực tích cực, xây dựng để giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và giải quyết vấn đề một cách thích hợp", Reuters trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói trong một cuộc họp báo ngày 25/12.
Cùng ngày, Đại sứ Trung Quốc tại Nga, ông Lý Huy nhấn mạnh: "Trung Quốc và Nga nhất trí tin rằng vấn đề này không có một giải pháp nào bằng quân sự vì nó sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề và dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ trong quá khứ mà cả trong tương lai, việc giải quyết vấn đề bằng phương án quân sự không nên là lựa chọn của bất kỳ quốc gia nào".
"Nguồn gốc của vấn đề trên bán đảo Triều Tiên là do thiếu niềm tin lẫn nhau. Mỗi bên cần thúc đẩy niềm tin này", theo ông Lý, "việc giải quyết đồng thời cả nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh" là điều cần thiết để giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Bên cạnh việc đồng thuận với cộng đồng quốc tế gia tăng lệnh trừng phạt với Triều Tiên, quân đội Trung Quốc còn cho tiến hành nhiều cuộc tập tận ở biển Hoa Đông và Hoàng Hải, khu vực nằm gần bán đảo Triều Tiên.
Theo giới phân tích, các đợt diễn tập quân sự của Trung Quốc là "lời cảnh báo" tới cả Triều Tiên và Mỹ. Giới phân tích Trung Quốc cũng thừa nhận, Bắc Kinh đã mất khả năng kiểm soát quốc gia láng giềng và từng là đồng minh thân thiết một thời Triều Tiên.
Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận đảng Lao động Triều Tiên hôm 25/12 khẳng định: "Phóng vệ tinh là thực hiện quyền hợp pháp, hoàn toàn phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế về sử dụng hòa bình không gian".
Tờ này dẫn trường hợp của Algeria và Venezuela, cho rằng việc phát triển lĩnh vực không gian đã trở thành một cuộc cạnh tranh, không chỉ liên quan đến một số quốc gia tiên tiến mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới.
"Triều Tiên cũng bước vào xu thế phát triển không gian đang diễn ra rộng khắp trên thế giới, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển lĩnh vực này một cách hòa bình, để góp phần vun đắp ước mơ và lý tưởng của nhân loại", bài báo khẳng định.
Theo Rodong Sinmun, với vụ phóng vệ tinh Kwangmyongsong-4 hồi tháng 2/2016, Bình Nhưỡng đã bước vào giai đoạn phát triển vệ tinh ứng dụng.
Theo Yonhap, việc Triều Tiên liên tục đề cập đến chính sách phát triển không gian làm dấy lên những lo ngại, rằng nước này có thể sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa trên cơ sở nghiên cứu vũ trụ.
"Việc Bình Nhưỡng tranh luận về quyền phát triển lĩnh vực vũ trụ của mình có thể là nỗ lực tạo vỏ bọc cho việc phóng tên lửa tầm xa", Cho Sung-ryul, một nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Chiến lược An ninh Quốc gia cho biết.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.