Đám cưới trong mơ ở Phú Quốc: Cơ hội thu bạc tỷ từ nhà giàu Ấn Độ
(VNF) - Những bữa tiệc kéo dài nhiều ngày, đoàn nghệ sĩ bay sang từ Ấn Độ cho đến cả… ngựa được vận chuyển từ TP.HCM ra đảo, đám cưới bạc tỷ của giới thượng lưu Ấn Độ đang mang đến những trải nghiệm mới lạ và cả cơ hội kinh doanh khổng lồ cho ngành du lịch Việt Nam
- Giá USD ngân hàng đảo chiều tăng mạnh, chiếm lại mốc 26.000 đồng 14/04/2025 03:41
Đám cưới trong mơ tại Phú Quốc
Abhishek Bajaj và Parasha Dhanda gặp nhau tại một đám cưới của bạn ở thành phố Agra.
Dù yêu thích không khí sôi động và vui tươi của lễ cưới truyền thống nhưng họ chỉ quen một vài người trong số 300 khách mời. Vì vậy, khi bắt đầu lên kế hoạch cho lễ cưới của chính mình, cặp đôi mong muốn một không gian thân mật hơn.
Ở Ấn Độ, tổ chức tiệc cưới trong nước thường đồng nghĩa với việc phải mời hàng trăm, thậm chí hàng nghìn khách. Do đó, cặp đôi này đã chọn một khu nghỉ dưỡng trên đảo Phú Quốc của Việt Nam để tổ chức tiệc cưới và chỉ mời những người thực sự thân thiết của họ.
Tuy nhiên, việc tổ chức lễ cưới ở nước ngoài cũng đi kèm với những thách thức không ngờ: Đảo Phú Quốc không có ngựa để Bajaj cưỡi trong lễ rước dâu truyền thống của người Hindu. Họ đã phải chở ngựa từ thành TP. HCM cách đó hơn 400km bằng phà và xe tải. Để mang đến không khí đậm chất Ấn Độ cho 180 khách mời, họ còn thuê hơn 20 nhạc công và nghệ sĩ biểu diễn bay sang Việt Nam.
“Đây thực sự 1000% là đám cưới trong mơ của chúng tôi. Chúng tôi có thời gian thật sự để gắn kết với khách mời, và mọi người cũng thân thiết với nhau hơn”, anh Bajaj, một nhà giao dịch chứng khoán 29 tuổi chia sẻ.

Chi trăm tỷ USD cho đám cưới
Từ nhân viên tổng đài đến các ngôi sao Bollywood và các tỷ phú, người Ấn Độ nổi tiếng với thói quen chi tiêu mạnh tay cho các lễ cưới.
Năm 2024, người Ấn Độ đã chi tới 130 tỷ USD cho đám cưới, gấp đôi so với người Mỹ. Con số này dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm, theo công ty tư vấn đầu tư Wright Research.
Lễ cưới của người Ấn Độ thường kéo dài nhiều ngày với các nghi lễ linh thiêng, trang sức lộng lẫy, tiệc tùng xa hoa, âm nhạc sống động và những điệu nhảy được dàn dựng công phu.
Ngay cả những gia đình có điều kiện tài chính hạn chế cũng thường "vắt kiệt" hầu bao để tổ chức đám cưới xa hoa.
Năm ngoái, tỷ phú giàu nhất Ấn Độ Mukesh Ambani đã gây xôn xao toàn cầu khi chi khoảng 600 triệu USD cho các hoạt động mừng đám cưới con trai Anant.
Vị tỷ phú đã mời những ca sĩ hàng đầu thế giới như Rihanna, Justin Bieber và Katy Perry đến biểu diễn trong các buổi tiệc trước lễ cưới, trong đó có bữa tiệc được tổ chức trên một chuyến du thuyền tại Địa Trung Hải. Gia đình cũng thuê khoảng 100 máy bay riêng để đưa khách đến lễ cưới kéo dài 3 ngày ở Mumbai.
Tuy nhiên, ngày càng nhiều người trẻ Ấn Độ thuộc thế hệ Gen Y (sinh năm 1981-1996) đang từ bỏ đám cưới truyền thống đông người để hướng tới các buổi lễ thân mật hơn. Cũng ngày càng nhiều trong số họ chọn tổ chức lễ cưới tại nước ngoài.
Theo khảo sát của ứng dụng du lịch Skyscanner với 2.000 cặp đôi Ấn Độ vào năm ngoái, gần một nửa cho biết họ đã lên kế hoạch hoặc cân nhắc tổ chức đám cưới tại các điểm đến du lịch ở châu Á.

Cơ hội vàng cho nhiều điểm du lịch
Trong khoảng 8 triệu đám cưới ở Ấn Độ mỗi năm, chỉ khoảng 5.000 đám được tổ chức ở nước ngoài. Tuy nhiên, do phần lớn các đám cưới này thuộc về giới nhà giàu, chúng tạo ra khoảng 5,8 tỷ USD chi tiêu ở nước ngoài. Thủ tướng Narendra Modi đã phải đề xuất chiến dịch "Wed in India" (“Cưới ở Ấn Độ”) nhằm giữ chân dòng tiền trong nước.
Những đám cưới kéo dài nhiều ngày của người Ấn Độ đang "tiếp thêm sinh lực" cho nền kinh tế của nhiều quốc gia như Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico. Các khách sạn và công ty dịch vụ tiệc cưới cạnh tranh để giành lấy những đám cưới có thể mang lại doanh thu trên 1 triệu USD/đám.
Nắm bắt xu hướng này, chính phủ nhiều nước đang nỗ lực thu hút các cặp đôi Ấn Độ.
Chia sẻ với báo chí, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang Đỗ Thanh Bình cho biết việc nhiều tỷ phú Ấn Độ chọn Phú Quốc tổ chức lễ cưới hoành tráng vừa là cơ hội quảng bá du lịch Kiên Giang nói chung, Phú Quốc nói riêng, vừa giúp Phú Quốc trở thành địa danh trên “bản đồ đám cưới tỷ phú” thế giới. Qua đây, Phú Quốc có thể thu hút đầu tư từ chính giới siêu giàu tham dự đám cưới.

Để thu hút các cặp đôi, chính quyền Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã bắt đầu cấp visa miễn phí cho các cặp đôi tổ chức đám cưới. Còn Cục Du lịch Singapore thì hợp tác với các đơn vị tổ chức sự kiện tại Ấn Độ để tiếp thị đảo quốc như một điểm đến cưới lý tưởng.
Theo WeddingSutra (một website lập kế hoạch cưới nổi tiếng) số lượng lễ cưới tổ chức ở nước ngoài đang tăng khoảng 15% mỗi năm, khi ngày càng nhiều gia đình có khả năng chi trả.
"Các gia đình khá giả giờ đây thường tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm ngày cưới hoặc sinh nhật lần thứ 50... ở các địa điểm nước ngoài. Tổ chức những lễ kỉ niệm hoặc đám cưới ở nước ngoài đang ngày càng trở nên phổ biến”, CEO Parthip Thyagarajan cho biết.
Khách sạn Marriott International cho biết số lượng đám cưới của các cặp đôi Ấn Độ tại khách sạn của họ ở châu Á đã tăng hơn 30% trong 5 năm tính đến 2024, trong khi mức chi tiêu tăng đến 50%. Khách sạn Hilton cũng ghi nhận mức tăng mạnh tại khu vực, đặc biệt là tại Bali, Indonesia – nơi số lượng đám cưới Ấn Độ tăng gấp đôi trong năm 2024.
Nhiều khách sạn đang bắt đầu cung cấp các gói dịch vụ đám cưới theo phong cách Nam Á, bao gồm tiệc vẽ hình henna và thực đơn truyền thống chế biến bởi đầu bếp Ấn Độ. Ở các địa điểm phổ biến với đám cưới Ấn Độ, các chuyên gia tổ chức sự kiện xuất hiện ngày càng nhiều.
Tại Thái Lan, chỉ cách nhiều thành phố lớn của Ấn Độ khoảng 4 giờ bay, hiện có nhiều cơ sở được thiết kế riêng cho khách Ấn Độ. Nơi đây hình thành một hệ sinh thái gồm các nhà tổ chức sự kiện, nghệ sĩ henna, đầu bếp và nhạc sĩ Ấn Độ. Thậm chí một số nghệ sĩ biểu diễn từ Ấn Độ đã chuyển hẳn sang Thái Lan sống vào mùa cưới cao điểm.
“Những đám cưới này thật sự là nguồn thu lớn”, bà Krishna Patel, chủ sở hữu một công ty tổ chức sự kiện ở Hua Hin cho biết.
“Không như đám cưới Thái thường chỉ kéo dài một ngày, người Ấn sẽ ăn mừng và chi tiêu suốt gần một tuần. Các khách sạn và nhà cung cấp dịch vụ có nguồn thu cả tuần trời”, bà Hua Hin chia sẻ thêm.
Ấn Độ nối lại xuất khẩu, giá gạo Việt Nam và Thái Lan giảm sâu
Giá dầu chạm đáy 4 năm, biện pháp trừng phạt Nga lộ 'bất cập'
(VNF) - Anh và các đồng minh thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang cân nhắc thắt chặt mức giá trần xuất khẩu dầu "vô nghĩa" đang áp lên Nga sau khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu sụp đổ.
TT Trump: 'Không có ngoại lệ với thiết bị công nghệ, sẽ sớm áp cơ chế riêng'
(VNF) - Mỹ vừa tạm thời miễn thuế “có đi có lại” cho một loạt thiết bị điện tử. Tuy nhiên, đây không phải là sự nhượng bộ lâu dài. Mức thuế riêng, đang chờ được áp dụng trong vài tháng tới, cho thấy chiến lược “củ cà rốt và cây gậy” của Nhà Trắng vẫn đang vận hành mạnh mẽ với mục tiêu kéo chuỗi cung ứng công nghệ trở lại nước Mỹ.
Trung Quốc: Miễn thuế hàng công nghệ là 'bước nhỏ' sửa sai của Mỹ
(VNF) - Trung Quốc cho rằng việc Mỹ miễn thuế cho một số sản phẩm công nghệ chỉ là “bước nhỏ” trong nỗ lực sửa sai. Nước này kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump bãi bỏ hoàn toàn các mức thuế đối ứng, trong đó có mức thuế 145% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tỷ phú Warren Buffett tự nhận mình là ‘người keo kiệt’
(VNF) - Mặc dù sở hữu khối tài sản lên tới hơn 160 tỷ USD, tỷ phú Warren Buffett cho biết bản thân luôn dè sẻn trong các khoản chi tiêu, đặc biệt là đối với bất động sản.
Ngày đầu 'ác mộng' và cách sàng lọc lính mới của CEO Snapchat
(VNF) - Giám đốc điều hành Snapchat, ông Evan Spiegel thừa nhận rằng luôn cố tình làm cho nhân viên mới có ngày đầu tiên đi làm "thật đáng sợ". Mục đích của ông là để truyền tải thông điệp: Tại Snapchat, thất bại không chỉ được chấp nhận, mà còn là yếu tố cần thiết để xây dựng một văn hoá làm việc nhóm sáng tạo hơn.
TT Trump nới lệnh áp thuế, chừa 'đường sống' cho công nghệ Mỹ
(VNF) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn trừ điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác khỏi cái gọi là thuế quan "có đi có lại". Điều này khiến các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ tạm thời thoát khỏi đòn thuế 145% nặng nề và giữ vững chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.
Chiến lược sinh tồn tài chính 2025: Nhìn từ hành vi của giới siêu giàu Mỹ
(VNF) - Tuần qua, trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ cuộc chiến thuế quan, giới đầu tư siêu giàu Mỹ chọn tích trữ tiền mặt và các phương án đầu tư ổn định hơn.
Thương chiến tăng tốc, Tesla ‘phanh gấp’ tại Trung Quốc
(VNF) - Việc ngừng nhận đơn đặt hàng Model S và Model X tại Trung Quốc không chỉ là một động thái kỹ thuật, mà còn cho thấy tỷ phú Elon Musk dường như đang vướng vào mê cung chính trị - thương mại ngày càng phức tạp, nơi ranh giới giữa chiến lược kinh doanh và địa chính trị trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Ấn Độ nối lại xuất khẩu, giá gạo Việt Nam và Thái Lan giảm sâu
(VNF) - Giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu loại ngũ cốc chính này.
Trung Quốc tăng thuế đáp trả Mỹ lên 125%: Không còn chỗ cho thỏa thuận?
(VNF) - Trung Quốc đã trả đũa lệnh áp thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ từ 84% lên 125%, Ủy ban Thuế vụ và Hải quan thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 11/4.
USD suy yếu và thuế quan leo thang, giá vàng chạm đỉnh mọi thời đại
(VNF) - Giá vàng vừa lập đỉnh lịch sử mới khi vượt mức 3.200 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 11/4. Sự suy yếu nhanh chóng của đồng USD, cùng với căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, đã khiến giới đầu tư ồ ạt tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam từ ngày 14 - 15/4
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Việt Nam từ ngày 14 - 15/04/2025.
Tỷ phú may mắn: 'Thoát' đòn thuế quan, gia tăng tài sản thêm 3,3 tỷ USD
(VNF) - Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới chứng kiến giá trị tài sản "bốc hơi" hàng tỷ USD vì các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, thì tỷ phú người Mexico Carlos Slim lại là một ngoại lệ nổi bật. Không chỉ miễn nhiễm với các đòn trừng phạt kinh tế, ông còn ghi nhận mức tăng trưởng tài sản đáng kể, củng cố vị thế là một trong những người giàu nhất hành tinh.
Dính 'đạn lạc' từ cuộc chiến thuế quan, huyết mạch kinh tế Nga chịu tổn thất kép
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn cho Nga khỏi các mức thuế "có đi có lại" mà ông đã áp dụng đối với 180 quốc gia trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu. Nhưng điều đó không miễn cho Nga khỏi sự “tàn phá kinh tế” sau đó.
OpenAI kiện ngược Elon Musk, cáo buộc 'phá hoại và thao túng' vì lợi ích cá nhân
(VNF) - Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý đang leo thang tại Mỹ, OpenAI đệ đơn kiện ngược tỷ phú Elon Musk tại tòa án liên bang California, cáo buộc vị tỷ phú này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp vào các mối quan hệ kinh doanh của công ty với nhà đầu tư và khách hàng.
Thực hư việc Microsoft âm thầm rút khỏi Trung Quốc?
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin liên doanh của Microsoft tại nước này sẽ ngừng hoạt động do biến động chính trị, kéo theo việc cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự. Điều này dấy lên lo ngại về việc “rời đi” của các tập đoàn Mỹ trong thị trường.
Trung Quốc ra điều kiện đối thoại với Mỹ sau đòn thuế 'kịch khung'
(VNF) - Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 10/4 cho hay Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ nhưng phải bình đẳng và dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Úc từ chối đề nghị 'bắt tay' của Trung Quốc để chống lại thuế quan Mỹ
(VNF) - Úc ngày 9/4 đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc hợp tác chống lại thuế quan của Mỹ, thay vào đó họ khẳng định sẽ tiếp tục đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.
Trung Quốc 'xuất trận': Kích hoạt kho vũ khí thương mại đối phó Mỹ
(VNF) - Trong những năm kể từ cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, Bắc Kinh đã xây dựng một “kho vũ khí” thương mại để tấn công vào những nơi mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, họ đang chuẩn bị triển khai chúng một cách toàn diện.
Mỹ áp thuế 125%: Vì sao Trung Quốc chọn cách 'đáp trả đến cùng'?
(VNF) - Sau khi Mỹ chính thức nâng thuế nhập khẩu lên 125% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh không ngần ngại phát tín hiệu mạnh mẽ “đáp trả đến cùng”. Trong khi nhiều quốc gia chọn đàm phán để tránh leo thang căng thẳng, Trung Quốc lại chọn con đường đối đầu – không né tránh, không lùi bước.
Tổng thống Trump tiết lộ lý do bất ngờ hoãn thuế 90 ngày
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thị trường toàn cầu "choáng váng" sau khi tuyên bố ông sẽ cho phép tạm dừng trong 90 ngày các kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng ông làm như vậy vì mọi người đang "hoảng loạn" và "sợ hãi".
TT Trump dừng áp thuế đối ứng 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%
(VNF) - Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế 125% với hàng Trung Quốc sau khi nước này công bố trả đũa mức thuế 84% lên hàng hóa Mỹ, đồng thời tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm xuống 10% với hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ.
Liên minh Trump – Musk 'rạn nứt' vì thuế quan?
(VNF) - Thuế quan có thể là vấn đề mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà tài trợ kiêm cố vấn thân cận của ông, Elon Musk, đứng ở hai phía đối lập của cuộc tranh luận.
TT Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói 'điều không thể'
(VNF) - Tổng thống Donald Trump tin rằng Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ để tránh mức thuế quan mới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này là không thể.
Giá dầu chạm đáy 4 năm, biện pháp trừng phạt Nga lộ 'bất cập'
(VNF) - Anh và các đồng minh thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang cân nhắc thắt chặt mức giá trần xuất khẩu dầu "vô nghĩa" đang áp lên Nga sau khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu sụp đổ.
Cận cảnh Vaquarius: Đô thị mới ở trung tâm huyện Văn Giang - Hưng Yên
(VNF) - Dự án Vaquarius Văn Giang có diện tích hơn 7,2ha với quy mô đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.