Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO, Nga phản đối giám sát trừng phạt Triều Tiên

Linh Anh - 31/03/2024 14:22 (GMT+7)

(VNF) - Trong tuần vừa qua, nhiều sự kiện đáng chú ý đã diễn ra trên thế giới, từ việc Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO liên quan tới trợ cấp xe điện hay việc Nga phủ quyết dự thảo giám sát trừng phạt Triều Tiên của Mỹ. Bên cạnh đó, vụ sập cầu ở Baltimore (Mỹ) hay việc Jakarta không còn là thủ đô của Indonesia cũng là những chủ đề được bàn luận.

VNF
1

Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO

Ngày 26/3, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã tiến hành các thủ tục tố tụng theo cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đối với các biện pháp trợ cấp ô tô điện theo Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ.

Theo phía Bắc Kinh, động thái này nhằm “bảo vệ lợi ích của các công ty xe năng lượng mới Trung Quốc và môi trường cạnh tranh công bằng cho ngành công nghiệp xe năng lượng mới toàn cầu”.

Trả lời truyền thông, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng việc Mỹ thông qua Đạo luật Giảm lạm phát đã “bóp méo sự cạnh tranh công bằng, làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng xe năng lượng mới toàn cầu”.

Theo đó, Trung Quốc “kiên quyết phản đối” và hối thúc Mỹ “kịp thời sửa chữa các chính sách công nghiệp mang tính phân biệt đối xử, duy trì sự ổn định của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng xe năng lượng mới toàn cầu”.

Trước đó, Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ được ban hành năm 2022 đã cung cấp hàng tỷ USD tín dụng thuế để giúp người tiêu dùng mua xe điện và hỗ trợ các công ty sản xuất năng lượng tái tạo.

Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á-Bác Ngao 2024

Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á - Bác Ngao (BFA) năm 2024 đã diễn ra từ ngày 26-29/3 tại Bác Ngao, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) với chủ đề "Châu Á và thế giới: Thách thức chung, trách nhiệm chung".

Hội nghị kéo dài 4 ngày bao gồm hơn 40 diễn đàn phụ với hàng chục chủ đề nóng trong bốn lĩnh vực chính là “kinh tế thế giới”, “đổi mới công nghệ”, “phát triển xã hội” và “hợp tác quốc tế”, như triển vọng kinh tế thế giới, tăng cường đổi mới doanh nghiệp, chuyển đổi năng lượng carbon thấp...

Ngoài việc tổ chức cuộc họp thường niên, Diễn đàn châu Á - Bác Ngao năm nay tổ chức một loạt diễn đàn chuyên đề như Diễn đàn Y tế toàn cầu, Diễn đàn Đổi mới và khoa học công nghệ quốc tế, Diễn đàn An ninh và Phát triển kinh tế toàn cầu, Diễn đàn Phục hồi nông thôn và tổ chức nhiều hội nghị hợp tác khu vực ở châu Á và các nước khác.

Hội nghị đã thu hút khoảng 2.000 đại biểu từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng hơn 1.100 nhà báo đến từ gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Phát biểu tại lễ bế mạc, Tổng Thư ký Diễn đàn châu Á Bác Ngao, ông Lý Bảo Đông khẳng định hợp tác là phương thức tốt nhất để giải quyết những thách thức chung mà các nước trên thế giới đang cùng phải đối mặt. Các thách thức này bao gồm kinh tế trì trệ và các cuộc xung đột khu vực dai dẳng. Ông Lý Bảo Đông nhấn mạnh châu Á đang dẫn đầu kỷ nguyên mới của phát triển bền vững.

Tại diễn đàn, các bên đã nhất trí cho rằng đổi mới là động lực không ngừng cho phát triển, và các quốc gia trên thế giới cần đẩy nhanh hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Toàn cảnh Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á - Bác Ngao (BFA) năm 2024.

Tàu hàng đâm sập cầu Francis Scott Key (Mỹ)

Ngày 26/3, một tàu chở container tên Dali, treo cờ Singapore, đã đâm vào một trong những trụ đỡ trung tâm của cây cầu Francis Scott Key tại khu vực Cảng Baltimore. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, trên tàu có 22 thuỷ thủ đoàn và khoảng 4.679 container, gần bằng một nửa sức chứa của nó.

Con tàu được Maersk thuê và đang chở đầy hàng hóa hướng tới Sri Lanka dường như đã bị mất điện và đi chệch hướng. Được biết, thuỷ thủ đoàn đã cố gắng ra tín hiệu cảnh báo nguy hiểm cho các phương tiện trước khi thực sự lao vào cây cầu, giúp các quan chức Baltimore kịp ngăn chặn các phương tiện lưu thông trên tàu.

Vụ va chạm khiến cây cầu Francis Scott Key bị gãy, sập, kéo theo một số phương tiện rơi xuống sông Patapsco và khiến 6 người mất tích. Con tàu Dali bị cho là bốc cháy một phần do bị cây cầu sập đè lên, tuy nhiên 22 thuỷ thủ đoàn được cho là đều an toàn.

Thống đốc bang Maryland Wes Moore cho biết vụ sập cầu là một sự kiện “gây sốc và đau lòng” đối với người dân Maryland, những người đã sử dụng cây cầu trong 47 năm qua.

Được biết, vụ sập cầu có chi phí bảo hiểm khổng lồ, liên quan tới nhiều bên và có thể khởi động những vụ kiện pháp lý phức tạp. Những thiệt hại kinh tế là không thể đong đếm khi cảng Baltimore - một mắt xích quan trọng trị giá 80 tỷ USD trong chuỗi cung ứng toàn cầu - bị đóng cửa.

Xem thêm >> Tàu đâm sập cầu Baltimore: 'Mắt xích' 80 tỷ USD tê liệt, tốn 600 triệu USD xây lại

Nga phủ quyết dự luật giám sát trừng phạt Triều Tiên

Ngày 29/3, Nga đã phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ soạn thảo, đề nghị gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia hỗ trợ Ủy ban Phụ trách các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.

Ủy ban trên được thành lập vào năm 2006 theo Nghị quyết 1718 của HĐBA LHQ, trong đó có cả việc áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên. Nhiệm vụ của ủy ban sẽ hết hạn vào cuối tháng 4.

Dự thảo nghị quyết đã giành được sự ủng hộ của 13/15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ngoài Nga bỏ phiếu chống còn có Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia cho rằng nhóm chuyên gia trên không còn đảm đương được nhiệm vụ của họ.

Trong khi đó, Mỹ gọi cuộc bỏ phiếu là "nỗ lực tư lợi nhằm chôn vùi báo cáo của Hội đồng Bảo an đối với Triều Tiên". 

Báo cáo gần đây nhất của Hội đồng Bảo an vào đầu tháng này khẳng định Triều Tiên "tiếp tục coi thường" các lệnh trừng phạt, thể hiện bằng việc phóng tên lửa đạn đạo và vi phạm giới hạn nhập khẩu dầu.

Jakarta không còn là thủ đô của Indonesia

Ngày 28/3, Hội đồng đại diện nhân dân Indonesia (DPR) đã chính thức thông qua dự thảo Luật Đặc khu Jakarta (Luật DKJ), đồng nghĩa rằng Jakarta không còn là Tỉnh đặc khu Thủ đô Jakarta (DKI) mà trở thành Tỉnh đặc khu Jakarta (DKJ).

Mặc dù vậy, Quốc hội Indonesia ngày 28/3 đã xác định vị thế đặc biệt của thành phố Jakarta là trung tâm kinh tế của đất nước dù không còn là thủ đô.

Trước đó, Indonesia dự kiến chuyển thủ đô ra khỏi thành phố Jakarta đông đúc và đang chìm dần, di dời đến thành phố Nusantara đang được xây dựng ở tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo. Dự án xây dựng thủ đô mới trị giá 32 tỉ USD. 

Chính phủ Indonesia dự kiến sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Quốc khánh vào ngày 17/8 tại Nusantara và hàng nghìn công chức nhà nước dự kiến sẽ chuyển đến làm việc tại thủ đô mới vào cuối năm nay.

 Xem thêm >> Tăng gấp đôi giá trị sau 5 năm: Mua túi Birkin lãi hơn đầu tư vàng?

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có gần 1 triệu lượt người dân, du khách vui chơi, tham quan tại các điểm đến trên địa bàn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

(VNF) - Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hơn chục công ty ở Trung Quốc và Hồng Kông vì ủng hộ nỗ lực chiến sự của Nga ở Ukraine.

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay (2/5/2024), Tạp chí điện tử VietnamFinance chính thức có giao diện mới tại địa chỉ: www.vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.