(VNF) - Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), trong 3 tháng đầu năm nay, số nợ toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 305.000 tỷ USD, hầu hết được thúc đẩy bởi 2 nền kinh tế hàng đầu là Mỹ và Trung Quốc.
Dữ liệu của IIF cho thấy Mỹ và Trung Quốc là những nước đi vay nhiều nhất trong 3 tháng đầu năm nay. Cụ thể, nợ của Trung Quốc tăng 2.500 tỷ USD, trong khi Mỹ tăng thêm 1.500 tỷ USD trong quý I/2022.
Trái lại, theo IIF, tổng nợ trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã giảm trong quý thứ 3 liên tiếp.
Theo báo cáo, sự gia tăng nợ toàn cầu chủ yếu được thúc đẩy bởi các khoản vay của doanh nghiệp, các tổ chức tài chính cũ và chính phủ nói chung. Khoản nợ bên ngoài khu vực tài chính hiện lên đến 236.000 tỷ USD, tăng gần 40.000 tỷ USD kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Theo phân tích, nhiều quốc gia, cả mới nổi và phát triển đang bước vào chu kỳ thắt chặt tiền tệ với mức nợ bằng USD cao.
Báo cáo của IIF cho biết: “Khi các ngân hàng trung ương tiến hành thắt chặt chính sách để hạn chế áp lực lạm phát, chi phí đi vay cao hơn sẽ làm trầm trọng thêm các khoản nợ dễ bị tổn thương. Tác động có thể nghiêm trọng hơn đối với những người đi vay ở thị trường mới nổi có cơ sở nhà đầu tư kém đa dạng hơn”.
Ngoài ra, “với nhu cầu tài chính của chính phủ vẫn cao hơn mức trước đại dịch, giá hàng hóa cao hơn và bất ổn hơn có thể buộc một số quốc gia phải tăng chi tiêu công hơn nữa để ngăn chặn tình trạng bất ổn xã hội”, đồng thời lưu ý rằng “điều này có thể đặc biệt khó khăn cho các thị trường mới nổi có ít không gian tài chính hơn”, trích báo cáo của IIF được Reuters đăng tải.
IIF cũng cho biết tăng trưởng dự kiến sẽ chậm lại đáng kể trong năm nay, điều này sẽ có tác động tiêu cực đến động lực nợ. Việc tăng trưởng dự kiến chậm lại là hệ quả tất yếu từ các biện pháp phong toả phòng dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc cũng như tác động của cuộc chiến tại Ukraine khiến hoạt động kinh tế gián đoạn, có thể làm đảo ngược xu hướng giảm tỷ lệ nợ.
Mặc dù tổng nợ tăng, nhưng theo IIF, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu giảm xuống còn 348%, thấp hơn khoảng 15 điểm phần trăm so với mức kỷ lục được thiết lập một năm trước, với những cải thiện lớn được thấy ở các nước Liên minh châu Âu. IIF cho biết Việt Nam, Thái Lan và Hàn Quốc có mức tăng lớn nhất trong chỉ số này.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone