Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Động thái này từ phía Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, có thể khiến các chuyến hàng bán lại khí hóa lỏng tới châu Âu sụt giảm trong mùa đông này.
Theo Bloomberg, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan lập kế hoạch kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, mới đây đã yêu cầu PetroChina, Sinopec và Cnooc, 3 “ông lớn” dầu mỏ trong nước, trữ hàng để phục vụ nhu cầu trong nước vào mùa đông, thay vì bán lại LNG cho các người mua khan hiếm nguồn cung tại châu Âu và châu Á.
Được biết, Trung Quốc nắm giữ các hợp đồng lớn để mua LNG từ các nhà xuất khẩu như Mỹ, và các thương nhân của quốc gia châu Á đã chuyển một phần nguồn cung đó sang châu Âu trong năm nay do nhu cầu trong nước mờ nhạt.
Tuy nhiên, những dự báo về sự thâm hụt nguồn cung khí đốt dường như đã thúc đẩy Bắc Kinh thay đổi kế hoạch hành động, cam kết giữ nguồn cung đầy đủ cho tiêu dùng trong nước.
Nguồn tin của Bloomberg cũng cho biết thêm, mặc dù việc bán LNG có thể giúp “giải vây” phần nào cho những khách hàng tại châu Âu trong cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra, nhưng các kho chứa của EU đã gần được lấp đầy, cộng với chi phí vận chuyển tăng cao kỷ lục, cũng đã khiến việc bán lại nhiên liệu không còn mấy hấp dẫn.
Theo đó, các nhà nhập khẩu năng lượng sẽ được giám sát chặt chẽ trong khi các nhà lãnh đạo hàng đầu tập trung Bắc Kinh cho Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX kéo dài 1 tuần (15 – 22/10).
Hôm 16/10, phát biểu khai mạc Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh vấn đề an ninh năng lượng, tái khẳng định rằng quốc gia phải tiến lên phía trước với quá trình chuyển đổi xanh một cách thận trọng để tránh những rủi ro của sự suy giảm nguồn cung.
Mới đây, ngày 17/10, tại một cuộc họp báo cho Đại hội, ông Ren Jingdong, Phó Giám đốc Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, một lần nữa khẳng định Bắc Kinh đang xem xét nhiều biện pháp để đảm bảo cung cấp năng lượng cho mùa đông, tập trung vào việc tăng dự trữ từ các nguồn truyền thống như than, khí đốt và dầu mỏ, đồng thời phát triển năng lượng tái tạo để thúc đẩy quá trình chuyển đổi cacbon thấp.
Trong khi đó, tại châu Âu, giá khí đốt đã giảm gần 60% so với mức cao ghi nhận hồi tháng 8, nhưng vẫn đang ở ngưỡng cao trong năm nay kể từ khi chiến sự nổ ra tại Ukraine.
Hiện tại, nhiều quốc gia đã gần hoàn thành việc trữ khí đốt cho mùa đông, đặc biệt là Đức đã lấp đầy 95% kho chứa và thuê thêm bến cảng để tăng cường nhận LNG từ nước ngoài, khiến nhu cầu nhập khẩu tạm chững lại. Ngoài Trung Quốc, một số bên bán lại LNG cho châu Âu cũng đang cân nhắc chuyển nguồn cung sang châu Á.
Xem thêm >> The Economist: EU hướng tới suy thoái, kinh tế Nga đang phục hồi
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.