Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Tuần trước, các con số được Trung Quốc công bố cho thấy quốc gia này là nền kinh tế lớn đầu tiên tăng trưởng trở lại sau khi dịch Covid-19 bùng nổ. Thông báo của chính quyền Bắc Kinh gây nên cả sự ghen tị lẫn ngưỡng mộ từ nhiều quốc gia.
Quốc gia 1,4 tỷ dân dường như đã đạt được sự phục hồi hình chữ V (suy thoái đột ngột và phục hồi nhanh chóng) nhờ các biện pháp kiểm soát gắt gao để ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid-19. Đó là kịch bản phục hồi mà chính quyền các nước khắp thế giới đang theo đuổi.
Nhờ việc kiểm soát tốt dịch Covid-19, người dân Trung Quốc quay trở lại với cuộc sống bình thường ở văn phòng, trường học, nhà hàng và cửa hiệu. Chính phủ Bắc Kinh cũng khuyến khích đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và sản xuất mới.
Thống kê của chính phủ Trung Quốc cho thấy nước này tăng trưởng với tốc độ 4,9% trong quý III/2020. Tỷ lệ này thấp hơn dự đoán của các nhà kinh tế quốc tế, nhưng vẫn là một thành tích đáng kinh ngạc.
Tuy nhiên, Guardian dẫn lời một số nhà phân tích cảnh báo về khả năng Trung Quốc bóp méo dữ liệu. Họ cũng chỉ ra rằng tăng trưởng của Trung Quốc chủ yếu dựa vào đầu tư thay vì tiêu dùng. Điều này đặt ra câu hỏi về sức mạnh và độ bền của quá trình phục hồi kinh tế tại Trung Quốc.
Ông Nick Marro, chuyên gia phân tích hàng đầu về thương mại toàn cầu tại Economist Intelligence Unit, cho rằng Bắc Kinh chỉnh sửa dữ liệu để thổi phồng tốc độ tăng trưởng GDP trong quý III.
"Cơ quan thống kê của Trung Quốc khá mập mờ về phương pháp tính toán của nghiên cứu", ông nhấn mạnh.
"Nếu không biết thêm thông tin chi tiết các điều chỉnh của họ, chúng ta sẽ không bao giờ biết toàn bộ câu chuyện", ông giải thích. "Dường như có bằng chứng về việc điều chỉnh để nâng con số chính thức", chuyên gia Marro nói thêm.
Theo ông, chính quyền Trung Quốc âm thầm "tô hồng" số liệu tăng trưởng của tháng 9 năm nay bằng cách chỉnh sửa một vài con số của tháng 9/2019, qua đó hạ thấp cơ sở so sánh. "Tốc độ tăng trưởng của tháng 9/2020 được thổi phồng một cách giả tạo", ông nói.
"Sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng không quá lớn. Tuy nhiên, việc bóp méo số liệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc không khỏe mạnh như những gì họ muốn chúng ta nhìn thấy", ông Marro khẳng định.
Theo chuyên gia này, nhìn rộng ra, tình hình đầu tư tại Trung Quốc có thể sẽ ảm đạm hơn so với các dữ liệu chính thức trong quý IV/2020. Đây sẽ là rủi ro lớn mà các doanh nghiệp cần nhận thức.
Ông Leland Miller, Giám đốc điều hành tại hãng tư vấn China Beige Book, nói có những điều còn đáng lo ngại hơn nhiều so với việc chỉnh sửa dữ liệu. Công ty của ông chuyên thu thập dữ liệu về nền kinh tế của Trung Quốc ngoài số liệu thống kê của chính phủ.
Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng đầu tư tài sản cố định 0,8% trong quý III/2020 so với năm 2019. Tuy nhiên, con số của cùng kỳ năm ngoái lại lớn hơn hàng nghìn tỷ NDT. "Điều này có nghĩa là 2.500 tỷ NDT (372,4 tỷ USD) đầu tư tài sản cố định đã bốc hơi", chuyên gia Miller phân tích.
Lời giải thích duy nhất từ các nhà chức trách Trung Quốc là dữ liệu năm 2019 đã được điều chỉnh do "kết quả cuộc điều tra kinh tế quốc gia lần thứ tư, việc thực thi luật thống kê và quy định chương trình thống kê". Vì vậy, giới phân tích không có cách nào để đánh giá mức độ chính xác của số liệu sửa đổi hay so sánh chúng với số liệu khác.
"Nếu đầu tư tài sản cố định thực sự giảm, trong khi tiêu dùng cũng giảm, tốc độ tăng trưởng GDP có thể thấp hơn nhiều so với con số được công bố", ông Miller bình luận.
"Vấn đề là mọi người nghĩ rằng Trung Quốc đã trở lại. Đúng là họ làm khá tốt nhưng không thể quay trở lại như trước đây", ông giải thích.
Việc bóp méo số liệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc không khỏe mạnh như những gì họ muốn chúng ta nhìn thấy. Nick Marro |
Trong khi đó, đại dịch Covid-19 cũng trở thành động lực thúc đẩy nhiều doanh nghiệp phương Tây cân nhắc lại việc phụ thuộc vào các nhà máy ở Trung Quốc. Thậm chí một số đã di dời dây chuyền sản xuất tới Đông Nam Á.
Nhiều năm qua, chính quyền Trung Quốc kêu gọi "tái cân bằng" nền kinh tế để thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, việc thực hiện hóa không hề dễ dàng.
Trong những tháng qua, cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19 đã làm lu mờ các thách thức dài hạn khác như nợ công và dân số già. Tuy nhiên, đó vẫn là những vấn đề đáng lo.
"Ngay cả khi tăng trưởng nhảy vọt trong những năm tới, Trung Quốc vẫn còn những vấn đề cơ cấu tiềm ẩn", ông George Magnus, chuyên gia thuộc Trung tâm Trung Quốc, Đại học Oxford, bình luận.
Theo ông, những vấn đề này bao gồm nợ ngày càng gia tăng, nhân khẩu học, năng suất kém, gia tăng thù địch từ bên ngoài về các vấn đề thương mại và đầu tư. "Tất cả điều đó sẽ đè nặng lên tiềm năng mở rộng và phát triển của Trung Quốc", ông Magnus nhận xét.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.