'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại phiên giao dịch chứng khoán hôm nay 6/12, cổ phiếu VCF của Vinacafé Biên Hoà tiếp tục tăng trần lên 230.000 đồng/cổ phiếu (tăng 15.000 đồng/CP, +7%) so với phiên giao dịch hôm trước.
Đây cũng là phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp của VCF sau khi được Công ty TNHH Một thành viên Masan Beverage (MB), công ty con của Công ty Cổ phần Hàng Tiêu dùng Masan (mã chứng khoán MCH), chào mua công khai toàn 100% cổ phần.
Ở mức giá 230.000 đồng/cổ phiếu, VCF trở thành quán quân về thị giá trên sàn giao dịch chứng khoán, chỉ xếp sau Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - mã SAB), với mức giá 328.000 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, thứ tự 5 mã cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán đến thời điểm hiện tại là: thứ 1 - SAB (328.000 đồng/cổ phiếu); thứ 2 - VCF (230.000 đồng/ cổ phiếu); thứ 3 - VCS của Vicostone (228.000 đồng/ cổ phiếu); thứ 4 - CTD của Coteccons (222.500 đồng/ cổ phiếu) và thứ 5 là VNM của Vinamilk (195.000 đồng/ cổ phiếu).
Tuy nhiên, dù tăng giá mạnh nhưng thanh khoản của VCF hiện đang rất thấp, tại phiên giao dịch hôm nay, chỉ có 350 cổ phiếu khớp lệnh. Các phiên giao dịch trước đó cũng chỉ có số lượng giao dịch vài trăm đơn vị/phiên; thậm chí có nhiều phiên trắng giao dịch.
Theo công bố của VCF, Masan Beverage hiện đang sở hữu 18,2 triệu cổ phiếu, tương đương 68,5% vốn cổ phần Vinacafé Biên Hoà. Mức giá mà Masan Beverage sẽ chào mua toàn bộ cổ phiếu VCF dự kiến là 202.000 đồng/cổ phiếu, ước tính giá trị thương vụ này khoảng 1.700 tỷ đồng.
Lý giải nguyên nhân muốn "thâu tóm" 100% cổ phần Vinacafé Biên Hoà, Tập đoàn Masan đưa ra 2 lý do:
Thứ nhất, từ vị trí dẫn đầu trong ngành hàng cà phê hòa tan và sở hữu các thương hiệu mạnh như Vinacafé, Wake-up… Vinacafé Biên Hòa đã mở rộng thành công nhãn hiệu Wake-up 247 (nước tăng lực vị cà phê, hiện chiếm vị trí thứ 4 với thị phần khoảng 5% trong ngành hàng nước tăng lực tại Việt Nam, đạt mức tăng trưởng 58,3% trong 9 tháng đầu năm 2017) và đã khẳng định năng lực mở rộng ngành hàng thông qua "innovation" và nền tảng phân phối toàn quốc hiệu quả của Masan.
Masan tin rằng cà phê và các sản phẩm từ cà phê sẽ là một trong các nền tảng trụ cột trong chiến lược phát triển ngành hàng đồ uống và tạo ra "giá trị gia tăng" cao cho ngành cà phê của Việt Nam.
Thứ hai, bằng việc mua thêm khoảng 30% cổ phần của VCF, lợi nhuận của Masan dự kiến sẽ tăng lên do giảm cổ đông thiểu số. Ngoài việc giúp cải thiện đáng kể biên lợi nhuận thuần, Giao dịch này còn mang lại dòng tiền lớn hơn và tinh giản bảng cân đối kế toán hợp nhất cũng như cấu trúc Tập đoàn, nằm trong mục tiêu giảm tỉ lệ "Nợ/EBITDA" xuống dưới 2 lần trong 3 năm tới của Masan.
Được biết, từ năm 2011, Masan Beverage đã mua lại 13,3 triệu cổ phiếu VCF từ nhóm cổ đông lớn, tương đương hơn 50% vốn cổ phần, qua đó trở thành cổ đông lớn nhất tại Vinacafé Biên Hòa. Từ đó đến nay, thị giá cổ phiếu của VCF liên tục tăng lên, từ vùng giá 47.000 – 50.000 đồng, hiện thị giá của VCF đã tăng gần 5 lần dù thanh khoản của VFC trung bình chỉ vài trăm cổ phiếu/phiên.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.