'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Việc lãnh đạo ký “chạy hưu” hay “vét chuyến tàu cuối” trước khi nghỉ hưu đã có tiền lệ và gây bức xúc trong dư luận từ nhiều năm nay. Thậm chí, đã từng có Đại biểu Quốc hội đề xuất phải có quy định “cấm ký trước khi nghỉ hưu” để ngăn chặn tình trạng trên.
Gần đây nhất là trường hợp ông Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa ký quyết định bổ nhiệm, điều động nhiều lãnh đạo phòng và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở trái quy định trước khi ông này nghỉ hưu vào ngày 1/6/2018.
Cụ thể, ngày 15/8/2017, ông Tuấn ký bổ nhiệm bà Lê Thị Bình (38 tuổi), Phó phòng Quản lý dịch hại cây lâm nghiệp, sang làm Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật; bà Nguyễn Thị Lan (34 tuổi), Trạm trưởng Trạm Thú y TP Thanh Hóa lên làm Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa).
Tuy nhiên, theo quyết định 2235 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành ngày 28/6/2017, hai cán bộ trên chỉ là viên chức, chưa có trình độ lý luận chính trị, chưa tham gia học lớp chuyên viên, không có trong quy hoạch cán bộ của Sở.
Ngày 1/2/2018, ông Lê Như Tuấn ký bổ nhiệm ông Trịnh Văn Chất (39 tuổi), đang là chuyên viên lên làm Phó phòng Trồng trọt thuộc Sở mặc dù ông Chất chỉ có bằng đại học tại chức và mới được chuyển từ Phòng Nông nghiệp huyện Thạch Thành về Sở Nông nghiệp 6 tháng trước. Theo quy định của tỉnh Thanh Hóa, đối với công chức dưới 45 tuổi được bổ nhiệm lần đầu phải có trình độ chuyên môn đại học chính quy.
Cũng trong đầu năm 2018, ông Tuấn còn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tâm (54 tuổi) từ chuyên viên Phòng Trồng trọt sang làm Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật. Việc bổ nhiệm ông Tâm bị phản ứng gay gắt do ông này từng hai lần bị kỷ luật do mắc nhiều sai phạm vào năm 2012 và năm 2015.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2014 - 2017, tại Sở Nông nghiệp Thanh Hóa còn có 19 người được bổ nhiệm giữ chức trưởng, phó các phòng, đơn vị trực thuộc chưa có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.
Các quyết định bổ nhiệm do ông Lê Như Tuấn ký sau đó đã bị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị thu hồi. Tập thể, cá nhân có liên quan đến việc bổ nhiệm sai quy định bị kiểm điểm.
Vào ngày 30/12/2014, chỉ trước khi nghỉ hưu 1 ngày, ông Văn Hữu Chiến – nguyên Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã ký hàng loạt văn bản cho phép các công ty khai khoáng “trá hình” dưới danh nghĩa cải tạo đất tại huyện Hòa Vang.
Cụ thể, ông Văn Hữu Chiến đã ký quyết định chấp thuận cho 2 doanh nghiệp tư nhân Thịnh Quốc Phong Và Thịnh Phú Lâm ký hợp đồng bán vật liệu san nền và vật liệu cho nhà máy gạch. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết sở này hoàn toàn chưa tham mưu TP cấp phép cho DN này khai khoáng, hoặc cải tạo đất tại huyện Hòa Vang. Danh mục quản lý cũng không có tên doanh nghiệp Thịnh Quốc Phong và Thịnh Phú Lâm.
Khi đó, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoà Vang - ông Đặng Phú Hành thừa nhận việc khai khoáng của 2 doanh nghiệp do ông Văn Hữu Chiến ký quyết định cấp phép gây ô nhiễm môi trường, đe doạ an toàn giao thông, dẫn đến tình trạng khiếu nại của người dân.
Ông Hành cũng cho biết việc cho phép cải tạo đất này là “có vấn đề”: “Theo đúng quy trình, việc khai khoáng hay cải tạo đều phải có sự tham mưu chặt chẽ của Sở TNMT, có đánh giá tác động môi trường, có sự tham gia của Sở Xây dựng để phù hợp quy hoạch. Vị trí các doanh nghiệp đang khai thác nằm trong vùng dự án quy hoạch sân golf Hoà Phong - Hoà Phú… Nhưng các giấy phép này lại không có sự tham mưu của các sở, ngành”.
Tháng 4/2016, dư luận đặc biệt chú ý đến việc nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Huỳnh Phong Tranh bổ nhiệm, điều động hàng loạt cán bộ trước khi về hưu.
Cụ thể, ông Ngô Văn Cường, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - TTCP, cho biết trong 6 tháng trước khi nghỉ hưu, ông Huỳnh Phong Tranh đã ký quyết định bổ nhiệm 35 trường hợp, gồm 11 cấp vụ và 24 cấp phòng.
Trước đó, người tiền nhiệm của ông Huỳnh Phong Tranh là ông Trần Văn Truyền trước khi nghỉ hưu cũng bổ nhiệm hàng loạt cán bộ các vụ, cục trong 8 tháng đầu năm 2011.
Cụ thể, từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011, khi còn đương nhiệm Tổng thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền đã ký quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ và tương đương tại Thanh tra Chính phủ.
Đáng chú ý, chỉ trong hai ngày 1/8/2011 và 3/8/2011, ông Truyền đã ký bổ nhiệm 26 người, trong đó có 3 hàm vụ trưởng ở Văn phòng, 3 hàm phó vụ trưởng ở Trường Cán bộ Thanh tra, 3 hàm cục phó ở Cục 3, 2 hàm phó vụ trưởng, hàm vụ phó ở Cục I, 2 hàm vụ trưởng, hàm vụ phó ở tạp chí, nhiều phó cục trưởng, phó vụ trưởng, hàm vụ trưởng, hàm phó vụ trưởng ở các cục, vụ, đơn vị trực thuộc.
Cũng chính ông Huỳnh Phong Tranh khi còn đương chức Tổng thanh tra Chính phủ vào năm 2015 đã được đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến chất vấn: "Giải pháp nào đủ mạnh mẽ và quyết liệt của Tổng thanh tra để chặn đứng việc quan chức Nhà nước chạy đua nước rút để thực hiện những “chuyến tàu vét cuối cùng” trước khi hạ cánh với các hành vi vi phạm như: Hợp thức hóa tài sản nhà nước thành tài sản nhà mình, biến bất động sản công thành tư; đề bạt, bổ nhiệm không bình thường vào lúc xế chiều hàng loạt cán bộ công chức thân hữu vì mục đích vụ lợi?".
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.