Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Thị trường có một tuần giảm điểm khá kinh hoàng với biên độ và độ biến động gần như tương đương với những phiên lịch sử trước Tết Âm lịch. Nỗ lực trong phiên cuối tuần cũng đã phần nào cứu vãn được trạng thái nến tuần của Vn-Index.
Tuy nhiên, chốt tuần Vn-Index vẫn lùi khá sâu về 1129.86 điểm, có nghĩa là đã bay thêm 40 điểm kể từ đầu tuần và gần 80 điểm kể từ đỉnh lịch sử vừa mới xác lập.
Trạng thái hoảng loạn đã xuất hiện trong tuần qua mà phiên ngày thứ 5 là đỉnh điểm. Vn-Index sau phiên ATC bán tháo đã giảm 44 điểm, nhóm Vn30 giảm gần 50 điểm với sắc "xanh sàn" xuất hiện ở VIC, MSN, PLX, KDC.
Một số cổ phiếu tỏ ra vững vàng với sóng gió trong nhịp chỉnh trước đó như HPG, SCR, GAS cũng có lúc bị chất lệnh bán bất ngờ trước và trong phiên ATC này. Đây là đặc điểm thường thấy ở những phiên mà số lượng lớn nhà đầu tư phải bán giải quyết tình trạng "call margin" bị động và chủ động.
Phiên thứ 6 chỉ hồi phục được phần nào trạng thái tuần qua, tuy nhiên lại là phiên có tính chất khá quan trọng, mở ra kỳ vọng lớn cho diễn biến tuần sau. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã cầm máu sau nhịp rơi mạnh, đặc biệt nhất có lẽ là trường hợp của VCB.
Sau thời gian đi ngang khá dài thì chính ông lớn Vietcombank bất ngờ có tốc độ giảm giá nhanh nhất trong ngành. Cùng với VCB thì MBB, BID, CTG cũng cho thấy lực hồi phục khá mạnh mẽ. ACB phần nào đứng ngoài cuộc khi mã này cũng tỏ ra khá chắc chắn trong thời gian vừa rồi.
Một số cổ phiếu vốn hóa lớn cũng có diễn biến rất đáng chú ý. VIC MSN vẫn tiếp tục giảm gần sàn đầu phiên thứ 6, tuy nhiên nhanh chóng hồi phục đáng kể. Nhóm cổ phiếu dầu khí cho diễn biến khá trái ngược.
Nếu như GAS không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thị trường chung, thì PLX lại là một trong những nhân tố "đóng góp" khá nhiều. Trong phiên cuối tuần, cả hai mã này đều tăng giá mạnh cùng đà hồi phục của toàn thị trường.
Trạng thái hoảng loạn đã đi qua, nhóm ngân hàng và một số cổ phiếu vốn hóa lớn có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ, cho nhà đầu tư kỳ vọng khá lớn về kịch bản thị trường đang hoàn thành vùng đáy ngắn hạn.
Nhìn lại diễn biến về thanh khoản, giai đoạn giảm điểm vừa qua thị trường vẫn giao dịch khá ảm đạm, đồng nghĩa với việc dòng tiền lớn, dòng tiền trung và dài hạn vẫn chưa rút ra khỏi thị trường. Điều này cũng dẫn đến thanh khoản "bắt đáy" cũng không quá thuyết phục.
Nhiều khả năng, diễn biến này khiến cho nhịp hồi phục tuần sau sẽ diễn ra trong sự nghi ngờ, thay vì lên mạnh như giai đoạn sau Tết Âm lịch.
Ngay từ đầu tuần tới, nhịp hồi phục "trong nghi ngờ" này nhiều khả năng chịu áp lực bán khá lớn. Điều trông đợi nhất là thị trường đủ vững vàng duy trì trạng thái tích cực. Chỉ cần một vài phiên đầu tuần xác nhận tín hiệu này, thì thị trường nhiều khả năng cũng xác nhận vùng đáy ngắn hạn.
Một trong những động lực hỗ trợ thị trường trong những ngày cuối tuần là hàng loạt thông tin về kết quả kinh doanh ấn tượng của nhóm ngân hàng như VCB, ACB, HDB, MBB, BID. Cộng hưởng với việc những thông tin về bất ổn chính trị quốc tế tạm lắng xuống, nền kinh tế không có quá nhiều biểu hiện đáng lo, thì đây là những điểm tựa giúp nhà đầu tư tự tin hơn về triển vọng thị trường sắp tới.
Cũng cần phải đề cập đến trường hợp xấu nhất. Nếu nhịp hồi phục không được xác lập, vi phạm vùng đáy tuần qua thêm một lần nữa, nhiều khả năng thị trường tạm kết thúc một chu kỳ tăng giá để tìm lại vùng ổn định mới.
Với niềm tin về nền kinh tế như hiện tại, cùng với những câu chuyện riêng về thoái vốn hay nâng hạng thị trường, thì đây cũng là kịch bản có xác suất không quá cao.
Thêm một tuần nhạy cảm tiếp theo cho nhà đầu tư, nhưng kỳ vọng đã tích cực hơn khá nhiều. Đây là lúc thị trường có thể trông cậy nhịp hồi phục đáng kể từ đáy, với sự dẫn dắt quen thuộc của nhóm Ngân hàng, Tài chính cùng những cổ phiếu trụ như VIC, MSN, PLX, GAS, VNM, VJC.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.