'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Vietcombank vừa thông báo về việc điều chỉnh biểu phí tin nhắn thông báo biến động số dư (SMS Banking) từ ngày 1/1/2024.
Theo đó, phí duy trì dịch vụ SMS chủ động sẽ tính theo số lượng tin nhắn phát sinh trong tháng thay vì mức phí cố định 10.000 đồng/tháng/số điện thoại như trước đây.
Cụ thể, Vietcombank sẽ áp dụng mức phí 10.000 đồng/tháng/số điện thoại nếu số lượng tin nhắn dưới 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại. Trên 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, ngân hàng này thu phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh trong tháng với mức phí 700 đồng/tin nhắn. Các mức phí này chưa bao gồm VAT.
Như vậy, nếu khách hàng phát sinh khoảng 100 tin nhắn/tháng, tiền phí dịch vụ SMS chủ động trong tháng vào khoảng 70.000 đồng (chưa bao gồm VAT). Ngân hàng này cũng cho biết sẽ chính thức dừng gửi tin nhắn biến động số dư với các giao dịch có giá trị dưới 50.000 đồng. Khách có thể soạn tin nhắn hủy dùng SMS Banking.
Tương tự, kể từ 1/1/2024, ACB cũng thay đổi cơ chế tính phí và mức thu phí SMS Banking với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Theo đó, mức phí thấp nhất là 15.000 đồng/tháng (đã bao gồm VAT) đối với số lượng SMS từ 20 tin trở xuống. Số lượng SMS trên 20 tin sẽ là 15.000 đồng cộng thêm 700 đồng/tin nhắn, tính từ tin nhắn thứ 21 trở đi, tính trên tháng/thuê bao/khách hàng. Thông báo biến động số dư chỉ gửi SMS cho các giao dịch từ 50.000 đồng trở lên.
Các loại SMS tính phí gồm có: SMS thông báo số dư tài khoản thanh toán và thẻ ghi nợ khách hàng cá nhân (thẻ Debit), SMS gửi mã OTP xác thực giao dịch (ngoại trừ SMS gửi mã OTP cho giao dịch với thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế qua sàn thương mại (E-commerce).
Nam A Bank mới đây cũng thông báo áp dụng mức phí và cấu trúc tính phí mới đối với phí dịch vụ SMS Banking và thời gian thu phí dịch vụ định kỳ mỗi tháng từ tháng 1/2024. Đối tượng áp dụng là khách hàng đăng ký mới/đã đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking bao gồm cả khách hàng cá Nhân, khách hàng tổ chức.
Theo đó, với khách hàng phát sinh dưới 15 tin nhắn trong tháng, mức phí là 12.000 đồng/tháng (chưa bao gồm VAT). Khi khách hàng phát sinh trên 15 tin nhắn/tháng, ngân hàng sẽ thu phí 695 đồng/SMS vượt.
Trường hợp khách hàng không đồng ý với mức phí trên thì có thể hủy dịch vụ SMS Banking trước ngày 31/01/2024 để hệ thống không thu phí sử dụng dịch vụ của khách hàng từ kỳ thu phí tháng 02/2024.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) từ 1/1/2014 cũng sẽ điều chỉnh mức thu phí dịch vụ SMS Banking đối với khách hàng cá nhân lên mức 16.500 đồng/khách hàng/tháng (đã bao gồm thuế VAT). Đồng thời, ngừng gửi tin nhắn thông báo biến động số dư với các giao dịch nhỏ hơn 20.000 đồng.
Trước đó, nhiều ngân hàng khác như Sacombank, VietinBank, BIDV, VIB, VPBank, Techcombank, HDBank... đã thay đổi cách tính phí dịch vụ thông báo số dư qua SMS theo bậc thang hoặc theo số lượng SMS sử dụng thực tế, đồng thời thay đổi thời điểm thu phí SMS Banking.
Chẳng hạn, tại Sacombank, khách hàng có số lượng tin nhắn SMS phát sinh dưới 30 tin nhắn, mức phí áp dụng là 15.000 đồng/tháng/số điện thoại. Nếu trên 30 tin nhắn, Sacombank sẽ thu theo số lượng tin nhắn với số tiền 500 đồng/tin nhắn và mức phí thu tối đa là 500.000 đồng/tháng/số điện thoại (chưa bao gồm VAT).
VietinBank cũng thông báo phí SMS Banking giữ nguyên ở mức 10.000 đồng với tài khoản nhận dưới 14 tin nhắn/tháng. Nếu số lượng SMS biến động số dư từ 15 tin trở lên, phí SMS Banking tính trên mỗi tin nhắn là 880 đồng/tin nhắn.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, hầu hết ngân hàng lớn trên thị trường đều đã áp dụng chính sách phí thông báo biến động số dư qua SMS dựa trên số lượng tin nhắn SMS thực tế khách hàng nhận được hàng tháng.
Lý giải về việc tăng phí sử dụng SMS Banking, nhiều ngân hàng cho biết đang phải chịu lỗ từ dịch vụ này do phải trả phí SMS cho nhà mạng với mức giá đắt gấp 3 lần so với thông thường.
Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, với số lượng tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động lên tới cả trăm đơn vị, chi phí viễn thông do cả hệ thống ngân hàng trả cho các nhà mạng lên tới vài trăm tỷ đồng/tháng.
Trên thực tế, đối với xác minh khách hàng đăng ký dịch vụ, ngân hàng phải gửi cho khách hàng ít nhất 2 tin nhắn là OTP xác thực thông tin số điện thoại của khách hàng và gửi thông tin đăng ký thành công. Đối với giao dịch thanh toán, ngân hàng phải gửi cho khách hàng ít nhất 2 tin nhắn là OTP xác thực giao dịch và thông tin báo biến động số dư.
Với mức chi phí SMS quá lớn, các ngân hàng đang đẩy mạnh khuyến khích khách hàng chuyển sang các hình thức khác thay thế như nhận thông báo số dư qua ứng dụng ngân hàng (app) và xác thực giao dịch thông qua Smart OTP. Đặc điểm chung của các hình thức này là có độ bảo mật cao và đều miễn phí.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nếu xác thực giao dịch bằng OTP gửi qua tin nhắn SMS truyền thống, hạn mức giao dịch tối đa chỉ là 100 triệu đồng/giao dịch. Nhưng nếu xác thực bằng Smart OTP, khách hàng có thể giao dịch với hạn mức lên tới cả tỷ đồng/giao dịch.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.