'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mỗi kỳ báo cáo tài chính của các ngân hàng, ngoài các chỉ số lợi nhuận, tỷ suất sinh lời, cổ tức, nợ xấu… thì CIR - tỷ lệ chi phí trên thu nhập là một chỉ số phản ánh hiệu quả nhưng dường như ít được thị trường quan tâm và hiểu một cách đầy đủ. Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn hiên nay thì đây chính là một chỉ số sức khỏe cần quan tâm hơn cả.
Trong nửa cuối năm ngoái và đầu năm nay, khi hoạt động kinh doanh khó khăn cũng là lúc CIR của nhiều ngân hàng đang tăng lên đáng kể và lập tức thành vấn đề cổ đông đặt câu hỏi. Tại Techcombank, kết quả cuối năm 2022 đầu năm 2023 cho thấy CIR tăng mạnh. Điều này được lãnh đạo ngân hàng này lý giải, CIR tăng mạnh quý IV/2022 do tăng thêm ngân sách đầu tư cho công nghệ nhưng ngay quý liền sau đã giảm về mức bình thường 33,8%.
Những khoản đầu tư vào số hóa và công nghệ điện toán đám mây, dẫn tới chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 47% so với cùng kỳ và chi phí công nghệ thông tin tăng 170% chính là nguyên nhân chi phí tăng lên. Tuy nhiên, khác với sự sốt ruột của cổ đông, giới lãnh đạo lại tin rằng những khoản đầu tư này là tạo dựng nền tảng cho tương lai. Điều đó có thể hiểu, để đạt hiệu quả cần đầu tư bài bản, dài hạn và muốn CIR đẹp thì phải đầu tư để tối ưu hóa hoạt động.
Câu chuyện tương tự cũng diễn ra ở HDBank, ông Phạm Quốc Thanh khi trả lời các nhà đầu tư ở ĐHĐCĐ cho biết, từ hai năm trước HDBank đã đầu tư lớn cho nhiều dự án công nghệ, chi phí theo đó tăng lên và phản ánh ở CIR khá cao. Bên canh đó, ngân hàng tập trung đầu tư cho đề án áp dụng toàn diện Basel III nên cũng khiến chi phí diễn biến tăng. Tuy nhiên, khi các khoản đầu tư phát huy hiệu quả thì CIR lập tức được cải thiện. Con số cụ thể cho thấy, CIR của HDBank giai đoạn trước từng trên 40% nhưng sau đó đã giảm nhanh trong năm 2021 và 2022, và đến nửa đầu năm 2023 chỉ còn 34,77%.
Nhưng đặc điểm riêng của các ngân hàng Việt Nam là đang trong giai đoạn phát triển. Đa số ngân hàng ở quy mô nhỏ so với khu vực, nhiều tiêu chí còn phải nỗ lực để đáp ứng các tiêu chí tối thiểu nên việc liên tục đầu tư và mở rộng sẽ là xu hướng của nhiều năm tới. Chính vì thế, sẽ khó đòi hỏi ngay môt chỉ số đẹp tại thời điểm cho số đông các ngân hàng. Với thực tế đó, những ngân hàng đang khởi động nhưng đề án đầu tư chuyển đổi lớn như SHB hay Vietcombank sẽ có biến động CIR lớn. Cụ thể, Vietcombank đang khởi động đề án chuyển đổi số. Đề án này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, gắn với hạ tầng công nghệ liên quan, trước khi hướng đến một tỷ lệ CIR thực sự được tối ưu. Trong khi đó, SHB đang triển khai mạnh mẽ khối ngân hàng số và chi phí đầu tư được khẳng định là không hề thấp.
Hiện tại, CIR giữa các ngân hàng Việt cũng rất khác nhau. Mức thấp nhất hiện thuộc về VPBank hay SHB với quanh 20%, trong khi Vietcombank và VietinBank quanh 30%, Techcombank và HDBank từ 32% đến hơn 34%, một số nhà băng khác vẫn quanh 40%...
Tuy nhiên, qua báo cáo tài chính mới nhất lại cho thấy một góc nhìn khác khi không phải ngân hàng có CIR thấp nhất thì đạt kết quả lợi nhuận tốt nhất. Mà như đã phân tích ở trên, đó dường như là lựa chọn cho một quá trình “gieo trồng và thu hoạch”. Trong giai đoạn đầu tư, CIR có thể chưa giảm thấp nhưng dài hạn nó lại là tạo dựng nền tảng tối ưu. Và điều đó có thể sẽ được phản ánh ở các chỉ số báo hiệu về tốc độ phát triển như tỷ suất sinh lời, sự gia tăng khách hàng mới, hiệu quả của các ứng dụng và dịch vụ mới ra mắt… Tuy vậy, một điều khẳng định là với một tổ chức mà CIR cao trong 1 thời gian dài thì cần phải xem lại. Sau khi qua thời đầu tư và tăng tốc, đòi hỏi tất yếu với CIR là các ngân hàng phải duy trì ở mức thấp, đi kèm với đó chính là tăng trưởng lợi nhuận ổn định và bền vững đồng nghĩa với tối ưu hóa CIR. Và câu chuyện nhìn nhận CIR trong 1 quá trình hơn là 1 thời điểm chính là như thế.
Trên thế giới, CIR cao hay thấp còn tùy thuộc vào tầm phát triển của thị trường, của hệ thống ngân hàng mỗi quốc gia. Việt Nam với đặc điểm các ngân hàng còn nhỏ và liên tục phải đầu tư mở rộng thì đòi hỏi nguồn lực và chi phí đầu tư lớn. Nếu như trước đây, đầu tư cho nhân lực và mạng lưới tốn kém thì cuộc chơi ngân hàng số đang ngốn khoản tiền khổng lồ của các ngân hàng. Đáng nói, cuộc đua công nghệ với trọng tâm ngân hàng số không cho phép ai chậm chân và sự thay đổi liên tục của công nghệ sẽ khiến ngân hàng tiêu tốn càng lớn hơn.
Vì thế, chạy đua giảm CIR là chiến lược nhưng luôn được các ngân hàng tính toán ưu tiên theo từng giai đoạn phù hợp với mục đích và lựa chọn của mỗi ông chủ. Vì CIR chỉ mang tính tương đối và phản ánh tính thời điểm nên dường như chỉ người trong giới mới hiểu rõ. Bởi vì, mỗi tổ chức do xuất phát điểm khác nhau, trải qua những biến cố cùng nguồn lực và quan điểm kinh doanh – đầu tư khác nhau sẽ dẫn tới sự khác biệt giữa các ngân hàng trong 1 hệ thống.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, đầu tư công nghệ, chuyển đổi số là con đường thay đổi duy nhất mà các ngân hàng phải theo đuổi. Báo cáo tài chính quý I/2023 cho thấy, nhiều ngân hàng đã cải thiện được chỉ số CIR và đó thường là các ngân hàng có quy mô khá lớn, hoạt động ổn định và sớm đi vào công nghệ. Chính vì thế, tỷ lệ CIR cũng có tính thời điểm, có thể tăng cao khi ngân hàng cần thiết phải đầu tư công nghệ, hạ tầng và con người để thúc đẩy tăng trưởng. Nếu việc đầu tư này có hiệu quả thì tỷ lệ CIR sẽ xuống thấp trong dài hạn, là động lực cho ngân hàng tăng trưởng bền vững.
Thống kê từ báo cáo của 28 ngân hàng cũng cho thấy hiện nay tỷ lệ CIR có sự phân hóa đáng kể. Có những ngân hàng hoạt động hiệu quả có CIR trung bình quanh mức 30% như VIB, ACB, Techcombank, MB… Bên cạnh đó, nhiều nhà băng có chi phí hoạt động chiếm gần một nửa tổng thu nhập.
Không chỉ trong năm 2023 mà giảm CIR là mục tiêu dài hạn của các ngân hàng. Đây là một chỉ số quan trọng đo lường việc các nguồn lực của nhà băng được sử dụng như thế nào để đạt được khối lượng đầu ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, việc giảm chi phí hoạt động là điều rất khó do ngân hàng phải liên tục đầu tư để mở rộng quy mô và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Cái khó là ngân hàng vẫn phải đầu tư nhưng vẫn phải giữ chỉ số đẹp với tăng trưởng chi phí thấp hơn so với thu nhập để đẹp lòng nhà đầu tư. Điều này đòi hỏi sự cải tổ mạnh mẽ về mô hình vận hành của các ngân hàng.
Những năm gần đây, cấu trúc tổ chức nhà băng cũng đã hướng tới sự chuyên nghiệp và đi cùng đó quá trình số hóa và giao dịch tự động và online. Đó cũng là lý do mà họ đổ rất nhiều tiền vào đầu tư công nghệ và xem chuyển đổi số là con đường tất yếu để giảm CIR.
Lấy 1 ví dụ là chi phí nhân lực, một trong những khoản tiêu tốn lớn nhất hiện nay của các ngân hàng sẽ được tăng hiệu quả lên nhiều lần thông qua chuyển đổi số. Công nghệ số sẽ giúp cải thiện năng suất lao động của nhân viên, giảm thiểu hồ sơ, giấy tờ và rút ngắn quy trình. Thay vì ồ ạt tuyển dụng như giai đoạn trước đây, các ngân hàng cũng tập trung vào việc đào tạo nhân sự, thu hút nhân tài để nâng cao năng suất của mỗi cán bộ nhân viên.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.