Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
0h01 ngày 6/7, Mỹ áp thuế 25% với 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đối với máy móc, thiết bị điện tử, công nghệ cao. Ngay tức thì, Trung Quốc trả đũa cùng quy mô với 545 mặt hàng nông nghiệp, xe, thuỷ sản nhập khẩu từ Mỹ.
Gần một tháng nay, những cãi vã giữa hai bờ biển Thái Bình Dương không những không đi đến thoả thuận nào có lợi mà còn có nguy cơ nhóm lên đống lửa to hơn trong quan hệ thương mại hai nước.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố “đang lên kế hoạch” giáng thêm một đòn nữa với Bắc Kinh thông qua đánh thuế 25% với 200 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc thay vì mức 10% trong lần công bố ngày 10/7.
Ai biết được Donald Trump sẽ chọn mức thuế 10% hay 25% cũng như quy mô của đợt đánh thuế tới đây, khi mà từ tháng 1/2017 đến nay, ông luôn cho thấy mình là bậc thầy chiêu trò “tung cầu đón gió” và “rung cây doạ khỉ”?
Trong một giả định Donald Trump áp mức thuế 10% với quy mô 200 tỷ USD, ông Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tư vấn Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia nói với VietnamFinance: “Trung Quốc nhất định sẽ phá giá CNY khoảng 7% và 3% còn lại kêu gọi doanh nghiệp chung chi thông qua giảm chi phí, áp dụng công nghệ, tăng năng suất, giảm lợi nhuận. Đòn đánh của Trump có thể rơi vào không khí”.
Tuy nhiên, trao đổi với một chuyên gia khác, ông lại không nhìn nhận đồng CNY phá giá bởi lý do này.
Theo ông, Trung Quốc của bây giờ đã khác 5 – 10 năm trước. Trước đây, nước này vẫn chơi bài làm yếu đồng CNY để cạnh tranh xuất khẩu. Nhưng vị thế ngày nay, do độ mở kinh tế, các doanh nghiệp vay nợ bằng USD rất lớn. Thế nên, lợi ích phá giá để hỗ trợ xuất khẩu với gánh nặng nợ do đồng CNY mất giá là tương đương nhau.
Chưa kể, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đang kỳ cạch với lộ trình dài hơi để quốc tế hoá đồng CNY. Trong đó, một trong những tiêu chí là nhà nước không được thao túng tiền tệ.
“Một nhà đầu tư liệu có thể sẵn sàng đầu tư vào một đồng tiền khi mà nay tăng, mai giảm bởi ý chí của PBOC”, chuyên gia này nói với VietnamFinance.
Lý giải đồng CNY liên tục mất giá, ông giải thích, đó là do Trung Quốc ròng rã bơm tiền mặt để hỗ trợ thanh khoản hệ thống. Thậm chí, nước này còn hạ dự trữ bắt buộc giảm thêm 3 lần.
Trong khi đó, ở bên kia bờ Thái Bình Dương, FED lại đang thắt chặt tiền tệ. Như vậy, điều hành chính sách tiền tệ giữa CNY và USD là ngược chiều nhau và đồng CNY mất giá là bởi lý do này.
Thực tế này cũng tương tự trường hợp đồng EUR mất giá so với USD là do khi Mỹ thắt chặt tiền tệ thì châu Âu nới lỏng.
Dù đồng CNY mất giá bởi lý do nào thì rõ ràng, tỷ giá giữa cặp tiền CNY/USD sẽ tăng, hàng hoá Trung Quốc chắc chắn rẻ hơn và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế.
Mua hàng Trung Quốc bán ở Việt Nam sẽ rất lãi và đó là lực đẩy dòng chảy thương mại thiên về một chiều này tràn vào thị trường Việt Nam mà không một rào cản kỹ thuật nào ngăn nổi.
Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, hàng năm (như 2017), nhập siêu từ Trung Quốc là trên 22 tỷ USD, trong 5 tháng đầu năm 2018, con số trên vượt quá 10 tỷ USD.
Tuy nhiên, đó là con số chính thức, còn con số nhập khẩu tiểu ngạch thì không thể thống kê nổi. Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cho VietnamFinance hay, hiện tại các cơ quan quản lý chỉ thống kê được khoảng 3/5 doanh số nhập khẩu tiểu ngạch.
Và vì vậy, thâm hụt thương mại sẽ trầm trọng hơn và là nguyên nhân khiến cán cân thanh toán tổng thể tiến nhanh hơn về số 0 (BOP of Zero), thậm chí âm.
Theo ông Lê Xuân Nghĩa, khi khoảng thâm hụt thương mại lớn thêm, Việt Nam không thể không điều chỉnh tỷ giá hối đoái nếu không bán ngoại tệ can thiệp.
Trong bối cảnh trên toàn thế giới giá lương thực phẩm, nguyên vật liệu đều tăng và ở mức rất cao, cộng thêm áp lực tăng tỷ giá, sẽ tạo ra sức ép lạm phát chi phí đẩy. Và, sẽ mở đầu cho sự bất ổn vĩ mô.
Xét riêng về yếu tố điều hành chính sách VND, ông Nghĩa nói: “Cách đây mấy hôm, chúng tôi cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng đa dạng các biện pháp bơm, hút tiền theo hướng vừa linh hoạt vừa ổn định”.
Hiện tại, việc bơm hút phần lớn thông qua kênh tín phiếu với một khối lượng cực lớn nhưng kỳ hạn ngắn 1 tuần là chủ yếu. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước rất vất vả mà thị trường dễ bị sốc; chưa kể, đến kỳ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước lại mất cả đống tiền.
“Bên cạnh tín phiếu, nên tăng dự trữ bắt buộc thêm 2% so với mức hiện tại 3% thì Ngân hàng Nhà nước mới có thêm các công cụ dài hạn, không chỉ độc canh bơm hút tuần/lần như hiện nay”, ông Nghĩa nói.
Ở các nước như Mỹ, dự trữ bắt buộc là 10%, Trung Quốc 7%, Việt Nam 3% là quá thấp.
Ngoài ra, theo ông, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu bán tháo chứng khoán, một số chuyển tiền về nước, một số treo trên tài khoản chưa biết làm gì.
Bởi vậy, cần cảnh giác vì một lúc, điều hành vĩ mô phải đối phó lạm phát, tỷ giá và chứng khoán; từ đó, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, tâm lý thị trường, dẫn đến tiềm ẩn đầu cơ ngoại tệ như từng xảy ra trong giai đoạn 2010 – 2012.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.