Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Ngày 14/11, chỉ số DXY neo ở mức cao nhất trong vòng 1 năm trở lại đây, 106,52 điểm. Tại thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.290 VND/USD, tăng nhẹ 2 đồng mỗi USD so với phiên liền trước nhưng là mức cao nhất trong vòng 1 năm trở lại đây.
Các ngân hàng thương mại niêm yết giá USD bán ra ở mức 25.454 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá.
Áp lực tỷ giá bắt đầu quay trở lại từ giữa tháng 10. Chỉ tính riêng trong tháng 10 và tháng 11, VND đã mất giá hơn 3% so với đồng USD. Tính từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng tăng gần 1.100 đồng, tương đương mức tăng 4,4%.
Các công ty chứng khoán nhận định, đà tăng của tỷ giá USD/VND trong thời gian qua xuất phát từ việc đồng USD và nhu cầu ngoại tệ trong nước tăng mạnh. Đồng bạc xanh đang được hỗ trợ sau chiến thắng của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như sự phát triển tích cực của nền kinh tế Mỹ. Trong khi đó, Kho bạc Nhà nước đã mua vào khoảng 1 tỷ USD để trả nợ trái phiếu, cộng thêm nhu cầu ngoại tệ từ phía các doanh nghiệp tăng cũng làm tăng thêm cầu tỷ giá.
Trước đó, trong phiên chất vấn trước Quốc hội ngày 11/11, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng thừa nhận, thị trường tiền tệ quốc tế diễn biến phức tạp, đồng USD biến động ở mức cao đã tác động không nhỏ đến thị trường ngoại hối trong nước. Tuy nhiên, nếu thị trường biến động quá lớn, NHNN sẽ cân nhắc bán ngoại tệ để ổn định, đáp ứng nhu cầu người dân.
Theo nhận định của các chuyên gia VCBS, trước bối cảnh áp lực lên tỷ giá quay trở lại, công cụ Tín phiếu và Mua kỳ hạn sẽ tiếp tục được NHNN sử dụng linh hoạt.
Về hướng đi của tỷ giá trong thời gian tới, các chuyên gia VCBS cho rằng áp lực lên tỷ giá USD/VND có thể giảm dần trong thời gian tới nhờ các yếu tố nội tại tích cực của nền kinh tế Việt Nam. Các nguồn cung ngoại tệ gồm dòng kiều hối, vốn FDI, thặng dư thương mại,… được kỳ vọng có thể dồi dào trở lại, tạo ra nguồn cung ngoại tệ ổn định trong cuối năm 2024.
Đồng thời, việc kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng giúp ổn định tỷ giá. Lạm phát thấp giúp duy trì sức mua của VND và hạn chế tác động từ việc USD tăng giá lên chi phí sinh hoạt của người dân. Với nền tảng lạm phát ổn định, NHNN có thể áp dụng các chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà không gây ra áp lực lên tỷ giá và lãi suất.
Có chung quan điểm, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, thời gian tới, tỷ giá USD/VND sẽ giảm về ngưỡng quanh vùng 25.000 VND/USD (tăng 3,5% so với đầu năm).
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.