Tỷ giá cao nhất lịch sử, lãi suất khó giảm thêm
(VNF) - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết. Người đứng đầu NHNN cũng thừa nhận khó giảm thêm lãi suất cho vay.
NHNN có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết
Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã thông tin về quản lý, điều hành thị trường vàng.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ cân nhắc can thiệp thị trường vàng (nếu cần thiết) nhằm mục tiêu ổn định thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.
>> Xem thêm: NHNN có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết
Cho vay vào kỳ tăng mạnh, Thống đốc nói 'khó giảm thêm lãi suất'
Theo báo cáo tài chính quý III/2024 (không bao gồm Agribank), dư nợ cho vay khách hàng đã tăng 11,5% sau 9 tháng năm 2024, lên hơn 11,3 triệu tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng có sự phân hóa rõ rệt ở các nhóm ngân hàng.
Trong báo cáo mới nhất gửi đến Quốc hội giải trình một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cũng thừa nhận lãi suất cho vay khó giảm thêm bởi “lãi suất cho vay đã có xu hướng giảm sâu thời gian qua (năm 2023 giảm hơn 2,5%/năm và tính đến 20-10-2024 tiếp tục giảm 0,76%/năm so với cuối năm 2023)”.
>> Xem thêm: Cho vay vào kỳ tăng mạnh, Thống đốc nói 'khó giảm thêm lãi suất'
Thống đốc nói lý do khó giảm tiếp lãi suất
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng việc thực hiện chủ trương tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới là rất khó khăn.
Nguyên nhân là lãi suất cho vay đã có xu hướng giảm sâu thời gian qua. Cùng với đó, nhu cầu vốn tín dụng đang có xu hướng tiếp tục tăng, thời gian tới sẽ áp lực đối với mặt bằng lãi suất.
Ngoài ra, trước sức ép tỷ giá từ thị trường quốc tế khiến việc giảm lãi suất VND trong nước càng gia tăng áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước cũng ảnh hưởng đến việc giảm lãi suất.
>> Xem thêm: Thống đốc nói lý do khó giảm tiếp lãi suất
Dòng tiền lớn vẫn đổ về ngân hàng, lãi suất huy động sẽ ra sao?
Trong bối cảnh lãi suất huy động tiếp tục neo ở mức thấp, lượng tiền gửi vào các ngân hàng trong hệ thống vẫn tăng trưởng ấn tượng, đạt hơn 10,775 triệu tỷ đồng tính đến hết quý III/2024, tăng 7,2% so với hồi đầu năm.
Nhận định về đà tăng của lãi suất trong những tháng cuối năm 2024, các chuyên gia KBVS dự đoán sẽ tăng nhẹ 0,1 – 0,3% khi các ngân hàng sẽ đẩy mạnh huy động hơn để đáp ứng nhu cầu tín dụng thường tăng tốc vào quý IV.
Nhưng nhìn chung, lãi suất huy động vẫn sẽ duy trì ở mặt bằng thấp từ nay đến cuối năm. Một trong những lý do là yếu tố tỷ giá đã bớt rủi ro hơn, qua đó NHNN không cần phải áp dụng các chính sách tiền tệ quyết liệt để bảo vệ đồng nội tệ như giai đoạn quý II, đầu quý III/2024.
>> Xem thêm: Dòng tiền lớn vẫn đổ về ngân hàng, lãi suất huy động sẽ ra sao?
NHNN bơm lượng lớn thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt
Trong bối cảnh tỷ giá USD/VND tăng nóng, NHNN đã bơm lượng lớn thanh khoản để 'ghìm cương' tỷ giá và giúp lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt.
Giá USD tại các ngân hàng đã liên tục niêm yết sát, thậm chí kịch trần suốt hai tuần qua và đã tăng 4,3% kể từ đầu năm. Giá USD trên thị trường tự do đã chạm mức 25.900 đồng/USD.
Ngoài áp lực từ thị trường quốc tế, tỷ giá USD/VND cũng chịu sức ép do nhu cầu ngoại tệ có xu hướng gia tăng vào cuối năm.
>> Xem thêm: NHNN bơm lượng lớn thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt
Thống đốc: Nghiên cứu cơ chế cho phép Big 4 chủ động tăng vốn
Tại phiên họp Quốc hội chiều 4/11, liên quan đến chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), hầu hết đại biểu Quốc hội tán thành với phương án Chính phủ trình bổ sung hơn 20.000 tỷ đồng cho Vietcombank nhằm đảm bảo chỉ số an toàn và sức mạnh cho ngân hàng này.
Thống đốc cho biết NHNN đánh giá cao đề xuất rà soát nhu cầu vốn của các NHTM nhà nước và sẽ phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu cơ chế tạo điều kiện cho các ngân hàng này chủ động tăng vốn điều lệ.
>> Xem thêm: Thống đốc: Nghiên cứu cơ chế cho phép Big 4 chủ động tăng vốn
Bà Trương Mỹ Lan hứa trả toàn bộ tiền NHNN cho SCB vay
Chiều 8/11, phiên xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 bị cáo khác trong giai đoạn 1 vụ án Vạn Thịnh Phát tiếp tục với phần xét hỏi của luật sư về các nội dung liên quan đến vấn đề xử lý tài sản kê biên, khắc phục hậu quả vụ án.
Bà Trương Mỹ Lan cam kết sử dụng toàn bộ tài sản của mình (khoảng 1.800 tài sản) để hoàn trả các khoản tiền mà NHNN đã cho SCB vay đặc biệt để duy trì hoạt động, sau khi vụ án xảy ra.
>> Xem thêm: Bà Trương Mỹ Lan hứa trả toàn bộ tiền NHNN cho SCB vay
Tỷ giá trung tâm cao nhất lịch sử, giá USD ngân hàng kịch trần
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD lập đỉnh lịch sử. Còn giá bán USD tại ngân hàng tiếp tục lên mức kịch trần, cao nhất từ trước đến nay.
Trong bối cảnh tỷ giá USD/VND đang chịu sức ép lớn từ thị trường quốc tế và nhu cầu ngoại tệ trong nước gia tăng, NHNN đang triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá.
>> Xem thêm: Tỷ giá trung tâm cao nhất lịch sử, giá USD ngân hàng kịch trần
Khách 'chọn mặt gửi tiền', những ngân hàng hút dòng vốn rẻ nhiều nhất
Tính đến cuối tháng 9, nhóm ngân hàng quốc doanh tiếp tục dẫn đầu về số dư tiền gửi. Trong đó, xét về số dư tuyệt đối, BIDV tạm thời dẫn đầu với tổng tiền gửi đạt trên 1,87 triệu tỷ đồng, tăng hơn 169.000 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng mức tăng 10%.
Theo sau là VietinBank với số dư tiền gửi là 1,51 triệu tỷ đồng, tăng hơn 105.000 tỷ đồng, tức tăng 7,5% so với đầu năm.
Đứng thứ 3 là Vietcombank với 1,43 triệu tỷ đồng tại thời điểm cuối quý III, tăng 2,5% so với đầu năm.
>> Xem thêm: Khách 'chọn mặt gửi tiền', những ngân hàng hút dòng vốn rẻ nhiều nhất
'Giao thời' cơ chế, ngân hàng gặp khó xử lý nợ xấu
Theo kết quả công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 của một số ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu có nhiều biến động.
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trung bình 9 tháng năm 2024 của Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) tiếp tục được kiểm soát dưới mức 2%. Trong cùng kỳ, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) duy trì nợ xấu dưới mức 3%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tăng lên 1,96% khi số dư nợ xấu tăng 70%.
Theo luật sư Đỗ Xuân Thu, Công ty Luật SBLaw, việc thiếu vắng cơ chế như Nghị quyết 42 đã khiến các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong xử lý tài sản đảm bảo, làm giảm hiệu quả xử lý nợ xấu, từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ thống ngân hàng.
>> Xem thêm: 'Giao thời' cơ chế, ngân hàng gặp khó xử lý nợ xấu
Cảnh báo về thẻ tín dụng, thẻ thanh toán bị dừng giao dịch vào đầu 2025
- Người gửi tiền có cần nộp phí bảo hiểm tiền gửi? 10/11/2024 08:30
- Bà Trương Mỹ Lan hứa trả toàn bộ tiền NHNN cho SCB vay 09/11/2024 11:47
- Cho vay vào kỳ tăng mạnh, Thống đốc nói 'khó giảm thêm lãi suất' 09/11/2024 09:30
Toàn cảnh Sân vận động Chi Lăng đang thế chấp ngân hàng vay nghìn tỷ
(VNF) - Đà Nẵng sẽ điều chỉnh sân vận động Chi Lăng từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ và đấu giá toàn bộ dự án để thi hành án.