Cấp tập phát hành trái phiếu, ngân hàng tranh thủ hút vốn đầu năm
(VNF) - Ngay từ đầu năm 2025, nhiều ngân hàng đã ráo riết đẩy mạnh phát hành trái phiếu để huy động vốn và đáp ứng các điều kiện về an toàn vốn.
Theo kết quả công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 của một số ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu có nhiều biến động.
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trung bình 9 tháng năm 2024 của Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) tiếp tục được kiểm soát dưới mức 2%. Trong cùng kỳ, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) duy trì nợ xấu dưới mức 3%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tăng lên 1,96% khi số dư nợ xấu tăng 70%.
Mặc dù chưa công bố báo cáo tài chính, nhưng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng dưới 1,4%. Tương tự, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cũng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,4%.
Phát biểu tại Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể kỳ họp thứ 8 sáng 21/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết: “Tính riêng trong 8 tháng năm 2024, hơn 188.500 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đạt mức 4,7%. Nếu không tính các ngân hàng thương mại thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tỷ lệ này chỉ còn 1,99%”.
Trong báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV về lĩnh vực Ngân hàng, NHNN cho biết, thời gian qua, NHNN tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu, thực hiện quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.
Về cơ chế chính sách, ngày 18/1/2024, Quốc hội đã ban hành Luật Các TCTD năm 2024, trong đó đã luật hóa một số quy định về nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như: Bán nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ; mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Đồng thời, Luật Các TCTD năm 2024 cũng có quy định chuyển tiếp cho một số trường hợp áp dụng quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội nhưng không luật hóa tại Luật Các TCTD, bảo đảm quá trình xử lý nợ xấu không bị gián đoạn.
Tuy nhiên, đến nay, xử lý nợ xấu vẫn là vấn đề thách thức đối với nhiều tổ chức tín dụng. Trước đó, tại hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng TMCP, nhiều lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hồi, xử lý nợ xấu, đặc biệt là khi Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu không còn hiệu lực.
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQ TPBank cho biết, do Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu không còn hiệu lực nên hiện không có văn bản pháp quy nào hỗ trợ việc thu hồi nợ nhanh chóng, dứt điểm và đúng pháp luật, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng.
Đồng quan điểm, đại diện Ngân hàng OCB và VIB cũng nêu ra những khó khăn cũng như đề xuất Chính phủ và NHNN tạo cơ chế cho việc xử lý nợ mạnh mẽ tương tự như Nghị quyết 42 nhằm giúp các ngân hàng thuận lợi hơn trong thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm.
Liên quan đến vấn đề này, trong chia sẻ với VietnamFinance, luật sư Đỗ Xuân Thu, Trưởng phòng Tranh tụng tại Công ty Luật SBLaw nhận định, bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế và sự kiện SCB bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, sự thiếu vắng Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu cũng đã làm tăng độ phức tạp và khó khăn trong việc xử lý nợ xấu, gây áp lực lên hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam.
Cụ thể, ông Đỗ Xuân Thu cho rằng: “Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được cho đã tạo ra những bước tiến triển đáng kể cho quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Nghị quyết 42 hết hiệu lực khiến các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong xử lý tài sản đảm bảo, làm giảm hiệu quả xử lý nợ xấu, từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ thống ngân hàng”.
Ngoài ra, đại diện Công ty Luật SBLaw cũng chỉ ra những tranh chấp pháp lý có thể gia tăng khi không có Nghị quyết 42, bao gồm tranh chấp về quyền xử lý tài sản đảm bảo do quyền xử lý của các TCTD bị hạn chế, tranh chấp về thứ tự ưu tiên thanh toán, tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ của bên đảm bảo, tranh chấp về thi hành án dân sự.
Thực tế, sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023, việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nói riêng vẫn có thể được điều chỉnh bằng Luật Các tổ chức tín dụng 2024, Quyết định 689/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025, Thông tư 16/VBHN-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành và các quy định liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm trong Bộ luật Dân sự 2015, Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ,…
Tuy nhiên, theo luật sư Đỗ Xuân Thu, so với Nghị quyết 42, các quy định pháp luật hiện hành vẫn còn những vướng mắc cho các tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm và xử lý nợ xấu.
Thứ nhất, công tác hướng dẫn tố tụng, thi hành án còn chưa có được hướng dẫn cụ thể của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng các thủ tục tố tụng rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án.
Ngoài ra, việc chưa có thỏa thuận cụ thể về quyền thu giữ hoặc có thỏa thuận nhưng nội dung không rõ ràng có thể gây bất lợi cho tổ chức tín dụng trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện quyền lợi của mình.
Về mua bán khoản nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ, trên thực tế, các TCTD vẫn chưa được hướng dẫn cách xác định giá bán thế nào là phù hợp với thị trường; phương pháp chuyển nợ thành vốn góp còn hạn chế và chưa phát huy được hiệu quả thực tế do giới hạn góp vốn mua cổ phần theo Điều 129 Luật Các tổ chức tín dụng, không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.
Bên cạnh đó, việc mua bán nợ xấu cũng chưa thật sự sôi động do chưa có thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp. Ngoài ra, đối với nợ xấu trong lĩnh vực cho vay bất động sản, hiện còn gặp khó khăn do việc xử lý tài sản đảm bảo tại tổ chức tín dụng hiện nay còn một số khó khăn,
“Tóm lại, việc thiếu vắng cơ chế như Nghị quyết 42 sẽ tạo ra nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ xấu, từ quy trình thu hồi tài sản đến khả năng mua bán nợ. Sự không chắc chắn về mặt pháp lý và gia tăng tranh chấp sẽ làm giảm tính minh bạch và hiệu quả của thị trường nợ xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của hệ thống tài chính. Nếu không có sự thay thế hoặc cải cách kịp thời, nền kinh tế Việt Nam có thể phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn về tài chính và niềm tin của nhà đầu tư”, luật sư Đỗ Xuân Thu nói.
(VNF) - Ngay từ đầu năm 2025, nhiều ngân hàng đã ráo riết đẩy mạnh phát hành trái phiếu để huy động vốn và đáp ứng các điều kiện về an toàn vốn.
(VNF) - Ngân hàng TNHH một thành viên Đông Á đổi tên thành Ngân hàng Số Vikki theo quyết định số 42/QĐ-TTGSNH2 ngày 14/02/2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
(VNF) - Giá USD ngân hàng hôm nay (13/2) đảo chiều giảm mạnh sau 1 tuần tăng liên tục. Giá USD bán ra đã mất mốc 25.700 đồng/USD. Còn tỷ giá trung tâm tiếp tục lập kỷ lục mới.
(VNF) - Dự án BOT cần vốn, ngân hàng cũng sẵn sàng cấp tín dụng, tuy nhiên lãnh đạo nhiều ngân hàng thừa nhận, dù sẵn tiền nhưng việc cấp tín dụng cho các dự án BOT xây dựng hạ tầng không hề dễ dàng.
(VNF) - Giá USD ngân hàng hôm nay (12/2) tiếp tục tăng mạnh, lên mức cao nhất lịch sử khi tiến sát mốc 25.800 đồng/USD ở chiều bán. Tỷ giá trung tâm cũng lập kỷ lục mới.
(VNF) - Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các ngân hàng thương mại do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, lãnh đạo nhiều ngân hàng đã đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị nhằm tháo gỡ loạt khó khăn, vướng mắc.
(VNF) - Năm 2024, lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt mốc kỷ lục 4.188 tỷ đồng, các chỉ số tăng trưởng vượt bậc trong bối cảnh ngành tài chính ngân hàng còn đối mặt với nhiều thách thức.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẩn trương xây dựng hồ sơ, trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 5 tới để luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu.
(VNF) - Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 11%. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên 40.658 tỷ đồng, tiếp tục khẳng định vị thế top 5 ngân hàng tư nhân lớn nhất hệ thống. Việc liên tục tăng vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh của SHB trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt đáp ứng các lợi ích kỳ vọng của cổ đông.
(VNF) - Theo lãnh đạo Agribank, nếu dư nợ hàng năm tăng thêm 200.000 tỷ đồng, Agribank cần bổ sung 15.000-17.000 tỷ đồng vốn tự có. Vì vậy, Agribank đề nghị được cấp bổ sung tối thiểu 10.000 tỷ đồng/năm.
(VNF) - Số lượng nhân sự của nhiều ngân hàng như BIDV, Sacombank, VIB,... giảm mạnh trong năm 2024. Xu hướng cắt giảm nhân sự trong ngành ngân hàng cũng được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm nay.
(VNF) - Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch thường trực HĐQT, HDBank và các đối tác đang phối hợp thực hiện các hợp đồng 48 tỷ USD với các tập đoàn lớn của Mỹ, tạo ra gần 500.000 việc làm
(VNF) - Theo ông Đặng Khắc Vỹ, VIB cũng như các ngân hàng tin tưởng khi quyền hợp pháp của chủ nợ được đảm bảo, ngành Ngân hàng sẽ tăng được khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp và người dân.
(VNF) - VietinBank ra mắt gói sản phẩm kiều hối với dịch vụ trọn gói, thuận tiện và hàng loạt ưu đãi nhằm giúp kiều bào, người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại phương xa chuyển tiền về nước như món quà thay cho lời chúc, trao gửi yêu thương cho người thân, gia đình
(VNF) - Với mục tiêu hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong việc tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính, tối ưu hiệu quả hoạt động và tập trung phát triển kinh doanh, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi “Phí giảm ngay - Lãi trao tay” với mức ưu đãi giảm đến 50% nhiều loại phí cùng mức giảm lãi suất vay hấp dẫn.
(VNF) - Giá USD ngân hàng tăng mạnh, lập kỷ lục mới khi vượt 25.600 đồng/USD ở chiều bán. Tỷ giá trung tâm cũng tăng nhanh, lên mức cao nhất lịch sử.
(VNF) - Tính đến ngày 3/2/2025, tổng dư nợ tín dụng trên toàn hệ thống đã đạt 15,65 triệu tỷ đồng, tăng 0,19% so với cuối năm 2024
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị góp ý để Chính phủ và các bộ, ngành phải làm gì trên tinh thần "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm" để ngành ngân hàng phát triển tốt hơn.
(VNF) - Bên cạnh thuế quan và chuỗi cung ứng, biến động của USD và tỷ giá USD/VND là những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong nhiệm kỳ 2.0 của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
(VNF) - Du Xuân đầu năm cùng Xanh SM, BAC A BANK tặng ưu đãi siêu “hời” khi đặt dịch vụ và thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK MasterCard.
(VNF) - Sáng ngày 11/2, Thường trực Chính phủ sẽ có cuộc họp với lãnh đạo 15 ngân hàng về tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát trong năm 2025.
(VNF) - Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng tăng mạnh trong năm 2024. Tổng tài sản của nhóm Big 4 ngân hàng đều đã vượt mốc 2 triệu tỷ đồng. BIDV là nhà băng có tổng tài sản đứng đầu hệ thống.
(VNF) - Đón chào Tết Ất Tỵ 2025, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp (KHDN) mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Vui đón Xuân sang - Rộn ràng ưu đãi”, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động phục vụ đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu giám sát chặt thị trường vàng, khẩn trương cơ cấu lại SCB; NHNN yêu cầu các ngân hàng đề xuất cách quản lý kinh doanh vàng, trình phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém... là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
(VNF) - Nâng cấp Core Banking không chỉ là bước đi kỹ thuật, mà còn là một quyết định chiến lược giúp MBV phục hồi nhanh hơn, phát triển bền vững hơn trong giai đoạn hậu chuyển giao bắt buộc.
(VNF) - Ngay từ đầu năm 2025, nhiều ngân hàng đã ráo riết đẩy mạnh phát hành trái phiếu để huy động vốn và đáp ứng các điều kiện về an toàn vốn.
(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.