Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
"Cùng với Tập đoàn năng lượng nhà nước Naftogaz, chúng tôi đã gửi đơn kháng cáo tới Bộ Kinh tế Đức và cơ quan quản lý Đức về việc ngừng hoạt động của Dòng chảy phương Bắc 1. Đây là đường ống dẫn khí hiện đang hoạt động... Chúng tôi thấy rằng ở thời điểm hiện tại, các cơ sở để Dòng chảy phương Bắc 1 hoạt động không còn phù hợp với thực tế", Giám đốc công ty vận hành hệ thống khí đốt của Ukraine Serhiy Makogon phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia ngày 27/5.
Theo quan chức Ukraine, đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 được phép vận hành theo luật Đức dựa trên nguyên tắc tăng cường đảm bảo dòng khí đốt chảy tới châu Âu. Tuy nhiên, ông Makogon cáo buộc Nga đã vi phạm những nguyên tắc này khi gây thâm hụt khí đốt năm ngoái, đơn phương yêu cầu bên mua khí đốt phải trả bằng ruble, khóa van khí đốt tới Ba Lan, Phần Lan và Bulgaria và mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.
“Chúng tôi yêu cầu chính phủ Đức xem xét các ngoại lệ này và thực sự đình chỉ hoặc hạn chế đáng kể nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Dòng chảy phương Bắc 1”, ông Makogon nhấn mạnh thêm.
Theo ông Makogon, Ukraine sẵn sàng và có thể cung cấp một tuyến đường vận chuyển thay thế cho tuyến đường ống đi ngầm dưới biển Baltic, chuyển khí đốt từ Nga tới Đức.
Giới chức Ukraine thời gian gần đây đang tích cực thuyết phục các đồng minh phương Tây chuyển hướng các chuyến hàng khí đốt tự nhiên của Nga từ đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 sang đường ống của nước này nhằm làm tăng đòn bẩy của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Ukraine cho rằng việc này sẽ buộc Nga phải vận chuyển lượng lớn khí đốt qua Ukraine. Điều này đồng nghĩa với việc Moscow phải trả thêm phí vận chuyển cho Ukraine, giúp nước này tăng khả năng phòng thủ và ngăn Moscow làm hỏng đường ống dẫn khí đốt của Ukraine.
Ở động thái liên quan, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ngày 27/5 cho biết lượng khí đốt dự trữ của nước này đã tăng lên 46% từ mức khoảng 20% vào cuối mùa Đông và điều này đã giúp Berlin giảm mạnh sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga.
Theo ông Habeck, trước cuộc xung đột tại Ukraine, Đức nhập khẩu mỗi năm khoảng 45 tỷ m3 khí đốt của Nga, song ở thời điểm hiện tại, lượng khí đốt tiếp nhận từ Nga đã giảm xuống chỉ còn khoảng từ 30-33 tỷ m3.
Xem thêm >> Dầu Nga chuyển hướng sang châu Á, tăng cao kỷ lục trong tháng 4
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.