Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Kể từ cuối năm 2022, giới đầu tư đã không ngừng xôn xao, đồn đoán và đưa ra hàng loạt các câu hỏi về việc liệu rằng chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể gây ảnh hưởng tới nền kinh tế và thị trường chứng khoán Mỹ đến đâu?
Rất rõ ràng, sau nhiều đợt tăng lãi suất liên tiếp, Fed đã tạo ra một “làn sóng lớn” cho nền kinh tế toàn cầu, một trong số đó có thể kể đến sự suy thoái của thị trường đồng hồ hạng sang thứ cấp.
Cổ phiếu các tập đoàn chuyên kinh doanh đồng hồ xa xỉ hoạt động kém năng suất kể từ tháng 3/2022, khi Fed bắt đầu tăng lãi suất.
Việc Fed liên tục áp dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ trong 5 quý vừa qua được coi là nguyên nhân chính khiến giá đồng hồ “lao dốc không phanh”. Lý do được cho là bởi lãi suất bị đẩy lên cao đã làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế, kích thích các nhà đầu tư giảm chi tiêu vào xa xỉ phẩm và tăng cường tiết kiệm hơn trước.
WatchCharts Overall Market Index ghi nhận giảm 32% so với mức cao nhất vào tháng 3/2022. Riêng đối với các sản phẩm Rolex, dữ liệu cho thấy giá trị thị trường của các mẫu đồng hồ này đã giảm 27%, cũng so với mốc tháng 3/2022.
Những chiếc đồng hồ càng đắt tiền càng phải hứng chịu sự sụt giảm tồi tệ. Trong 12 tháng qua, các sản phẩm từ 5.000 – 10.000 USD ghi nhận giảm 6,8%, trong khi các mẫu từ 10.000 - 20.000 USD giảm 10,4% và những mẫu trong tầm giá từ 50.000 – 100.000 USD đã giảm tới hơn 15%.
Trong số đó, một vài các thương hiệu đồng hồ sang trọng cho rằng doanh nghiệp của họ bị thiệt hại lớn hơn nhiều so với các thương hiệu khác. Chỉ số thị trường của Rolex cho thấy hơn 30 mẫu sản phẩm có giá trị nhất đã giảm 12,5% so với một năm trước.
Không khá khẩm hơn, chỉ số thị trường của hãng đồng hồ Patek Philippe mất 18% và Audemars Piguet còn tệ hơn khi giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thua lỗ lớn nhất của hãng này tính đến thời điểm hiện tại.
Giá của Rolex, Patek Philippe và Piguet từng đạt mức cao kỷ lục vào đầu năm 2022. Trong đó, doanh số bán đồng hồ đã qua sử dụng đạt 22 tỷ USD vào năm 2021, gần bằng 1/3 thị trường đồng hồ xa xỉ, theo một báo cáo của hãng tư vấn Boston Consulting Group.
Tuy có sự sụt giảm trong một năm trở lại đây, song nếu xét trong khoảng thời gian dài, chỉ số Rolex vẫn tăng thêm 55% so với 5 năm trước.
“Nếu so với các khoản đầu tư truyền thống, đồng hồ xa xỉ có tuổi thọ lâu và thường vẫn hoạt động tốt sau khoảng thời gian dài. Từ tháng 8/2018 đến tháng 1/2023, mức giá trung bình của các sản phẩm cũ đến từ 3 thương hiệu đồng xa xỉ lớn nhất thế giới, Rolex, Patek Philippe và Audemars Piguet, đều tăng với tốc độ hàng năm là 20%. Suy thoái trong thời kỳ đại dịch và sự hỗn loạn của nền kinh tế hiện tại vẫn khó có thể ảnh hưởng tới cả thị trường xa xỉ phẩm”, Boston Consulting Group nhận định.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.