'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty cổ phần Cho thuê máy bay Việt Nam (VALC) cho biết, doanh nghiệp này đã chọn được đối tác mua 2 trong số 5 tàu bay ATR72-500 là Frabert Capital Ltd, Hong Kong, trị giá 16,8 triệu USD, tương đương khoảng 190 tỷ đồng mỗi chiếc. Sau khi bàn giao vào tháng 1 năm nay, khoản tiền thu được theo kế hoạch sẽ dùng trả nợ trước hạn cho ngân hàng.
Đây là những tàu bay mà doanh nghiệp này cho Vietnam Airlines thuê khai thác các chặng nội địa từ năm 2010. Do hiệu quả khai thác ngày càng thua sút các dòng tàu bay phản lực nên Vietnam Airlines chủ trương chấm dứt trước hạn hợp đồng kéo dài 12 năm.
Cách đây hai năm, VALC lần đầu thông báo bán đấu giá 5 tàu bay và dự kiến thu về ít nhất 48 triệu USD. Đơn vị trúng thầu là hai công ty liên doanh của Mỹ và Singapore với tổng giá trị 52,5 triệu USD, tương đương khoảng 1.150 tỷ đồng. Sau khi chuyển tiền đặt cọc 30% giá mua máy bay vào tài khoản trung gian, đối tác liên tiếp trì hoãn thời gian nhận do không tìm được đơn vị mua hoặc thuê lại khiến công ty phải hủy kết quả đấu giá.
Trong tờ trình đại hội cổ đông thường niên cuối tuần trước, VALC dự kiến hoàn thành việc bán ba tàu bay còn lại, đồng thời chấm dứt hợp đồng thuê và thanh toán bù trừ với Vietnam Airlines trước tháng 9/2018.
Công ty đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 91,7 triệu USD, tăng 7% so với năm trước nhờ thu nhập liên quan đến việc thanh lý máy bay. Trong đó, gần 15 triệu USD là tiền Vietnam Airlines đền bù thiệt hại liên quan đến việc chấm dứt trước hạn hợp đồng.
Để thay thế dự án ATR72-500, công ty cho biết sẽ nghiên cứu phương án phát triển đội bay thương mại, tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong và ngoài nước nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua hợp tác đầu tư và cho thuê máy bay thương gia, máy bay trực thăng và động cơ, trang thiết bị hàng không.
Năm ngoái, công ty hoàn thành chưa đến 60% kế hoạch doanh thu, tương đương 85,5 triệu USD do việc thanh lý máy bay muộn hơn dự kiến. Nhờ kiểm soát chặt chi phí quản lý doanh nghiệp và tỷ giá ngoại tệ biến động không lớn như giả định nên lợi nhuận trước thuế lại vượt kế hoạch 16%, lên 26,6 triệu USD.
Ban lãnh đạo VALC cho biết, công ty đã tham gia các giao dịch bán và cho thuê lại tàu bay của Vietnam Airlines (3 chiếc), Vietjet (8 chiếc), tuy nhiên hầu hết đều thất bại do không cạnh tranh được với các công ty cho thuê nước ngoài. Đây là những doanh nghiệp đến từ Trung Đông, Trung Quốc, Mỹ… với tiềm lực tài chính mạnh, khả năng vay vốn lãi suất thấp hoặc được chính phủ bảo hộ nên sẵn sàng giảm giá cho thuê đáp ứng tốt yêu cầu về giảm giá, đặt dọc và quỹ bảo dưỡng.
Công ty cổ phần Cho thuê máy bay Việt Nam ra đời cuối năm 2007, bắt nguồn từ ý tưởng của Vietnam Airlines và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhằm hình thành một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực mua máy bay để cho các hãng hàng không trong nước thuê lại. Mục tiêu khi thành lập công ty là nhằm tự chủ nguồn máy bay trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường cung cấp máy bay quốc tế.
Kế hoạch triển khai phương án chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động nguồn vốn nhằm tăng năng lực tài chính, sẵn sàng tham gia các dự án đầu tư máy bay và động cơ mới… tiếp tục bị trì hoãn trong năm 2017. Tuy nhiên, cơ cấu cổ đông lại có sự biến động mạnh do BIDV chuyển nhượng cho một số ngân hàng, doanh nghiệp khác. Tính đến cuối năm 2017, VALC đang có sáu cổ đông lớn. Vietnam Arilines nắm giữ 32,48%, tiếp đến là BIDV (18,52%), PVcomBank (12,38%), Tập đoàn BRG (11,65%)…
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.