'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vừa đưa ra thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản công trình cao ốc phức hợp và quyền khai thác công trình thuộc Dự án đầu tư Cao ốc phức hợp Sài Gòn M&C (Saigon One Tower) tại thửa đất số 33, tờ bản đồ số 4 tại địa chỉ 34 Tôn Đức Thắng, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM.
Tài sản cụ thể gồm quyền sở hữu 14.954 m2 diện tích thương phẩm của khu căn hộ cao cấp, quyền sở hữu và khai thác kinh doanh toàn bộ công trình xây dựng tầng hầm, khu trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và công trình phụ trợ.
Phía VAMC đưa ra giá khởi điểm cho dự án là 6.110 tỷ đồng. Doanh nghiệp đăng ký làm tổ chức bán đấu giá tài sản phải đề xuất phương án đấu giá khả thi, chứng minh cơ sở vật chất nơi diễn ra buổi đấu giá và kê khai các hợp đồng đã đấu giá thành công từ 100 tỷ đồng trở lên…
Thời gian nhận hồ sơ tham gia đấu giá là từ ngày 2/4 đến hết ngày 10/4.
Nói về việc bán đấu giá này, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch VAMC cho biết: "Quy mô tài sản rất lớn, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức. Chúng tôi đã mời cả Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vào hội đồng đấu giá".
Trước đó, phiên đấu giá dự án Saigon One Tower được dự kiến diễn ra vào tháng 9/2017 nhưng bất thành.
Dự án Saigon One Tower được khởi công vào tháng 5/2011, trên khu đất có diện tích 6.672 m2, quy mô 5 tầng hầm và 41 tầng nổi, từng được kì vọng là toà nhà cao thứ 3 và là điểm nhấn của Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án có tổng mức đầu tư 238 triệu USD (khoảng 5.000 tỷ đồng).
Tuy nhiên, sau khi thi công được 2 năm, đã hoàn thành được 80% hạng mục thì dự án bị đình trệ cho đến nay.
Chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Saigon One Tower (trước là Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn M&C), gồm các cổ đông: Công ty CP M&C (49%), Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - Saigontourist (30%), Ngân hàng TMCP Đông Á (6%), Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (10%), Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ (5%).
Sau đó, các cổ đông sáng lập ban đầu là Ngân hàng TMCP Đông Á, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á và PNJ lần lượt thoái vốn.
Giữa năm 2017, có thông tin Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Alpha King sẽ tiếp nhận phát triển dự án. Tuy nhiên, đó không phải thông tin chính thức.
Đến giữa tháng 7/2017, VAMC đã tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là công trình Saigon One Tower để thực hiện nghĩa vụ cho các khoản vay với Maritime Bank và Đông Á Bank. Tổng dư nợ (gốc và lãi) đến thời điểm thu giữ tài sản đảm bảo đã lên trên 7.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc 3.500 tỷ đồng và nợ quá hạn 3.700 tỷ đồng.
Tại thời điểm VAMC thu giữ Saigon One Tower, có khoảng 100 khách hàng đã mua căn hộ tại dự án, phần lớn đã đóng trên 70% tổng giá trị hợp đồng.
Nhiều khách hàng mua nhà tại dự án Saigon One Tower như "ngồi trên đống lửa" khi tòa cao ốc này bị VAMC thu giữ để xử lý các khoản nợ 7.000 tỷ đồng của chủ đầu tư.
Trao đổi với VietnamFinace về quyền lợi của khách hàng khi đã mua nhà tại dự án Saigon One Tower, luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico cho biết có 3 tình huống có thể xảy ra.
Tình huống thứ nhất, nếu việc mua bán là bất hợp pháp (ví dụ như chủ đầu tư bán chui hoặc khách hàng mua phải căn hộ bất hợp pháp – như phần xây lố của toà nhà 8B Lê Trực) thì bên nhận thế chấp được quyền xử lý, thu hồi nợ và hai bên mua bán tự dàn xếp với nhau. Trong trường hợp bên bán phá sản thì khách hàng có nguy cơ mất trắng.
Tình huống thứ hai, nếu căn hộ bán đã được giải chấp khi bán thì ngân hàng không có quyền gì đối với tài sản; kể cả căn hộ chưa giải chấp nhưng ngân hàng đã đồng ý cho bán thì việc bán đó vẫn là hợp pháp, không ai có thể thu hồi được. Thiệt hại nếu có, ngân hàng phải tự gánh chịu, vì đó không còn là tài sản bảo đảm hoặc do lỗi không quản lý được nguồn thu từ việc bán tài sản thế chấp.
Thứ ba là tình huống an toàn nhất cho người mua nhà. Đó là khi người mua đã trả tiền100% cho chủ đầu tư hoặc trả thiếu tiền nhưng đã được bàn giao, thì sẽ có quyền sở hữu đối với căn hộ theo quy định của Luật Nhà ở. Đã có quyền sở hữu của người mua thì không ai có quyền xâm phạm.
Ngân hàng chỉ có quyền thu những căn hộ chủ đầu tư chưa bán. Còn các căn hộ đã bán rồi thì không có quyền thu giữ và phát mại.
Nguyên tắc trong việc xử lý tài sản bảo đảm là phải bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân, nếu họ đã thực hiện đúng pháp luật.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.