Hơn 15.000 ngôi nhà ở Quảng Bình ngập do mưa lũ
(VNF) - Nước lũ dâng cao đang làm nhiều khu vực ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị bị chia cắt, buộc hàng nghìn hộ dân phải kê cao đồ đạc và di dời người cùng tài sản.
Kể từ khi Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu có hiệu lực thì tiến độ và hiệu quả đã được nâng cao.
Các dự án đầu tư dở dang có thể được phép chuyển nhượng cho chủ đầu tư mới là một trong những thay đổi quan trọng của Nghị quyết 42, trao quyền nhiều hơn cho chủ nợ là các tổ chức tín dụng và VAMC đã giúp xử lý được hơn 100.000 tỷ đồng nợ xấu chỉ sau 1 năm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề sang tên, đổi chủ các dự án bất động sản vẫn gặp khó ở một số địa phương, hoặc đôi khi là chính với cơ quan thuế dẫn đến chậm tiến độ.
Bên cạnh việc thúc đẩy chuyển giao các dự án bất động sản, hiện Ngân hàng Nhà nước đưa ra dự thảo thông tư, trong đó có điểm mới quy định về việc hạn chế chia cổ tức bằng tiền của các ngân hàng thương mại cổ phần còn nợ xấu.
Sau khi lấy ý kiến rộng rãi trên cổng thông tin của Ngân hàng Nhà nước, dự kiến Thông tư sẽ được ban hành vào quý II/2019, đảm bảo mục tiêu đưa nợ xấu toàn ngành ngân hàng đến năm 2020 về dưới 3%.
(VNF) - Nước lũ dâng cao đang làm nhiều khu vực ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị bị chia cắt, buộc hàng nghìn hộ dân phải kê cao đồ đạc và di dời người cùng tài sản.