'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
“Rất nhiều đơn hàng thực phẩm ăn liền, đồ uống, bún, miến, mì ăn liền từ các DN ở Mỹ, châu Âu… nhưng chúng tôi không dám nhận vì không có vốn mua nguyên liệu dự trữ. Thậm chí một số nước còn bỏ luôn kiểm dịch để hàng Việt Nam vào nhanh hơn nhưng DN Việt cũng không dám nhận. Tiền không có, không đủ vốn dự trữ” - bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. HCM (FFA) nêu thực tế với phóng viên Tiền Phong.
Theo bà Chi, DN FFA đang phải chịu “bão giá” khi nguyên liệu đầu vào tăng giá mạnh. Tất cả nguồn chi phí nguyên phụ liệu ngoại nhập tăng từ 20-30%, trong nước giá xăng dầu cao kỷ lục. Tuy DN FFA được ưu đãi về lãi suất nhưng không bù đắp hết được và DN đang nỗ lực để duy trì mặt bằng giá bán, vì nếu tăng giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua, tác động tới lạm phát…
“Chúng tôi đang ‘khát' vốn. Trước đây chỉ cần khoảng 100 tỷ đồng để dự trữ nguyên vật liệu, giờ chi phí tăng đẩy tiền dự trữ thêm 50%, nghĩa là phải cần 150 tỷ đồng. Hiện nay, DN FFA khó khăn muôn bề, phải dùng kênh huy động vốn khác mới duy trì được sản xuất đến thời điểm này” - bà Chi nói và cho biết thêm, gói hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách 40.000 tỷ đồng do độ trễ của chính sách nên DN chưa thụ hưởng được.
Không mấy hồ hởi khi nghe tới mức hỗ trợ lãi vay 2%, bà Đinh Thị Hải Yến, chủ một cơ sở chăn nuôi tại huyện Củ Chi (TP. HCM) cho hay, cơ sở của bà thuộc 13 ngành nghề được hỗ trợ lãi suất vay 2% nhưng khi tìm hiểu ở các ngân hàng thương mại (NHTM), bà gần như bỏ cuộc.
“Lý do muốn vay vốn là phải có tài sản đảm bảo; chưa kể khi vay vốn với các gói hỗ trợ phải đáp ứng thêm không ít yêu cầu của các NHTM, trong khi DN sau 2 năm bị tác động bởi COVID-19 gần như đã hết tài sản để thế chấp. Hầu hết DN đều mong nhận được chính sách hỗ trợ từ Nhà nước để vực dậy nhanh hơn. Song, hành trình tiếp cận nhiều gian nan đã làm DN nản lòng”, bà Yến giãi bày.
Bà Yến cũng đặt vấn đề, liệu việc hỗ trợ lãi suất 2% cho DN có còn ý nghĩa khi hiện nay các NHTM đang tăng lãi suất huy động. Một khi lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay cũng sẽ tăng theo. Nếu lãi suất cho vay hiện tại bình quân ở mức 6%/năm, khi lãi suất huy động tăng, ngân hàng có thể tăng lãi suất cho vay lên 7-8%/năm. Lúc này, nếu có thêm mức hỗ trợ 2%, DN cũng vẫn chịu mức lãi như hiện tại.
Là người theo dõi rất kỹ các gói vay ưu đãi, chương trình hỗ trợ vốn cho DN tái sản xuất sau dịch, ông Nguyễn Ngọc Luận, nhà sáng lập cà phê nông sản Meet More cho biết chưa tiếp cận được các gói vay ưu đãi nào. “Gói hỗ trợ đưa ra nhưng có tiếp cận được hay không là cả vấn đề. Hiện các DN khi làm kế hoạch kinh doanh không còn dám làm kế hoạch lâu dài, vì ngoài dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, còn quá nhiều biến động khác khiến DN phải thận trọng trong từng bước đi của mình”, ông Luận chia sẻ.
Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng hạn mức tín dụng (room), đồng thời gia hạn nợ để DN không bị nợ quá hạn. “Do đứt gãy chuỗi cung ứng nên nguyên liệu đầu vào giá tăng cao. Nếu ngân hàng không hỗ trợ thì DN trong ngành dệt may sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì từ tháng 7 nếu không có vốn, DN sẽ không thể mua nguyên liệu dự trữ”, ông Việt nói.
Cần tháo điểm “nghẽn”
Tại chương trình Cafe Doanh nhân với chủ đề: “Giải pháp vốn cho DN giai đoạn phục hồi kinh tế” cuối tuần qua, ông Nguyễn Phước Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM (HUBA) nhìn nhận, thời điểm này kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi tích cực, DN cần vốn để khôi phục lại các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, tuyển dụng lao động mới, đổi mới máy móc thiết bị … Trong khi đó, chi phí nguyên nhiên vật liệu, mặt bằng đều tăng nên nhu cầu về vốn của DN rất lớn.
“Nhu cầu vay vốn của DN tăng mạnh trong thời gian qua nhưng việc tiếp cận nguồn vốn rất khó khăn. Chính phủ đang triển khai gói hỗ trợ lãi suất cho vay 2%, áp dụng cho những khoản vay mới mà ngân hàng không còn room tín dụng thì không thể giải ngân. Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ, thúc đẩy triển khai nhanh gói hỗ trợ lãi suất 2% từ các ngân hàng để DN tái đầu tư sản xuất phục hồi phát triển”, ông Hưng nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM cho biết, ngành ngân hàng đã chủ động giảm lãi suất để giảm chi phí cho DN thông qua việc cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi vay; giải bài toán vốn qua chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp. Nếu các DN gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, có thể phản ánh trực tiếp tới NHNN chi nhánh TP. HCM để có cơ sở tháo gỡ.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, DN cần chủ động tiếp cận các dòng vốn từ nhiều kênh. Về gói hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách, ông Lực cho hay Quốc hội đã yêu cầu xác định rõ về dòng tiền của nguồn vốn 40.000 tỷ đồng để triển khai; không hỗ trợ đại trà mà chỉ tập trung vào các lĩnh vực cụ thể. Các DN vẫn phải đáp ứng điều kiện cơ bản về tín dụng, có khả năng phục hồi… “Hiệu lực của gói hỗ trợ này từ 1/1/2022 nên được phép hồi tố để truy soát lại. Các DN khi làm việc với ngân hàng có thể được tính hỗ trợ từ đầu năm nay”, TS Cấn Văn Lực lưu ý.
Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết, thành phố sẽ tập trung tháo gỡ thật nhanh những vướng mắc về cơ chế, thủ tục của các dự án để đưa vốn lưu thông vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, TP. HCM luôn tiếp thu ý kiến, hiến kế từ cộng đồng DN vào quá trình xây dựng chính sách, điều hành…
Theo TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, TP, HCM cần tập trung nguồn lực để tháo gỡ các điểm “nghẽn” liên quan đến thủ tục hành chính. Ông cho rằng vấn đề của TP. HCM không phải là chuyện thị trường mà là quản lý nhà nước. Chỉ khi nào tháo gỡ được điểm “nghẽn” thủ tục thì nền kinh tế, DN mới hấp thụ được vốn. Khi đó, tăng trưởng kinh tế thành phố mới có thể đạt mục tiêu đề ra.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.