'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại tọa đàm “Chính phủ và doanh nghiệp: Đồng hành vượt khó”, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm nhận định, Chính phủ đã đưa ra những thông điệp nhất quán, chúng ta cần ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phải kiểm soát lạm phát và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được vốn với chi phí thấp nhất.
“Đối với doanh nghiệp, cần hiểu rõ thông điệp của Ngân hàng Nhà nước. Doanh nghiệp cần vừa phòng thủ, vừa tấn công, vừa giải quyết bài toán chi phí tăng, tỷ giá, lạm phát, chuỗi cung ứng… Chúng ta cũng phải linh hoạt, thấu hiểu và đồng hành cùng những quyết sách của Chính phủ”, bà Diễm nói.
Bà Diễm cho hay, “Trước đây chúng tôi vay nước ngoài chỉ 3,4%, bây giờ một hợp đồng vay của nước ngoài ít nhất phải 7% đối với USD. Thời gian vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất 0,5% thì lập tức các ngân hàng cũng phải tăng lãi suất huy động của người dân gửi. Như vậy, các ngân hàng phải cạnh tranh khốc liệt với nhau và chi phí đầu ra của ngân hàng cũng phải tăng”, bà Diễm nêu.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Hồ Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC cũng cho rằng các biến động về tiền tệ, về lãi suất, ví dụ việc Fed tăng lãi suất và dự kiến sẽ tăng tiếp sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam.
“Là tập đoàn công nghệ, khi chúng tôi có giao dịch với đối tác nước ngoài thì tỷ giá biến động ảnh hưởng rất lớn. Tôi nghĩ không chỉ riêng chúng tôi mà tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, trước đây chưa bao giờ phải đề phòng về tỷ giá và nay tỷ giá thay đổi như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp. Trong ngắn hạn, nếu tỷ giá và lãi suất càng ngày càng cao thì ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh”, ông Tùng nói.
Còn về dài hạn, theo ông Tùng, các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn, khi chúng ta ra các bài toán quyết định đầu tư thì các chỉ số liên quan đến lãi suất hay tỷ giá chúng ta sẽ phải xem xét. Khi chúng ta đưa ra các chỉ số cao thì chúng ta sẽ thấy khả năng đưa ra các quyết định đầu tư khó khăn rất nhiều.
Theo bà Diễm, hiện nay, đối với ngành ngân hàng, điểm nghẽn cần tháo gỡ thứ nhất là phải giải quyết đồng vốn và thủ tục pháp lý cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Lý do là lĩnh vực này rất hạn chế nhưng nếu không khơi thông nguồn vốn cho lĩnh vực này thì nền kinh tế của chúng ta sẽ rất khó phát triển.
Điểm nghẽn thứ hai là hành lang pháp lý đối với công tác chuyển đổi số. Đối với những công ty tài chính, đối với những ứng dụng công nghệ, rất cần những hành lang pháp lý để ổn định trong quá trình phát triển hệ thống.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.