Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố báo cáo chiến lược đầu tư tháng 8/2018.
Theo VDSC, việc lạm phát dần trở thành một mối lo ngại ở nhiều nơi đang khiến chính sách tiền tệ bắt đầu đảo chiều. Mỹ, châu Âu, và gần đây nhất là Nhật Bản đều đang hướng tới kết thúc các chương trình nới lỏng tiền tệ. Điều này, theo VDSC, sẽ khiến thị trường cổ phiếu dễ bị tổn thương hơn.
Việc FED tăng lãi suất, lợi tức trái phiếu Mỹ tăng cũng khiến đồng tiền ở các thị trường mới nổi mất giá.
“Tổng hợp lại, chúng ta vừa chứng kiến một cuộc rút vốn lớn khỏi các thị trường mới nổi và cận biên, mà Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Đối với những thị trường còn tiềm năng, dòng vốn vẫn có thể sẽ quay lại. Tuy nhiên quá trình này sẽ mất nhiều thời gian, nhất là khi sự không rõ ràng từ các động thái của Trump hay cuộc chiến thương mại vẫn còn đó”, VDSC nhận định.
Tựu chung, công ty chứng khoán này cho rằng có nhiều yếu tố hiện ảnh hưởng tiêu cực tới dòng tiền tham gia thị trường. Bên cạnh đó, thống kê kết quả kinh doanh sơ bộ cho thấy câu chuyện tăng trưởng chỉ hiện diện ở những cổ phiếu cụ thể.
“Do vậy, nhà đầu tư cần tập trung lựa chọn cổ phiếu kỹ càng hơn. Đây là thời điểm cần thận trọng, và giữ một tỷ trọng tiền mặt cao không phải là tệ. Việc giải ngân có thể tiến hành từ tốn do cổ phiếu khó có thể tăng nhanh khi thiếu vắng dòng vốn trên thị trường”, VDSC đánh giá.
Đi sâu hơn vào các nhóm cổ phiếu, cổ phiếu ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 38% trong quý 2.
“Tuy nhiên có vẻ như kết quả quý 2 không tốt bằng quý 1. Ngành ngân hàng có tỷ trọng vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán. Do đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng có tác động rất lớn đến thị trường khi nhóm này có thể hút/xả một lượng rất lớn dòng tiền”, VDSC nêu góc nhìn.
Với đánh giá rằng môi trường kinh doanh của ngành sẽ kém thuận lợi hơn từ nửa cuối năm 2018, VDSC cho rằng ít có khả năng giá cổ phiếu ngân hàng có thể tăng trưởng tốt như giai đoạn đầu năm.
“Do đó, nhà đầu tư nên thận trọng, đặc biệt trong những phiên tăng giá mạnh của cổ phiếu ngân hàng”, công ty chứng khoán này cho hay.
Trong số các ngành, Dầu khí là ngành hoạt động kém hiệu quả trong nửa đầu năm 2018, với kết quả kinh doanh tồi tệ nhất khi giảm hơn 91% lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ năm trước.
VDSC tin rằng năm 2018 sẽ là một năm tồi tệ đối với các công ty Dầu khí. Tuy nhiên, do có một số dự án lớn mới sẽ được khởi công vào năm 2019, các cổ phiếu Dầu khí vẫn có thể đáng xem xét.
Cụ thể, công ty chứng khoán này lạc quan về PVS và PXS. PXS có thể lỗ trong năm 2018 với mức sụt giảm 22% doanh thu nhưng từ năm 2019, công suất hoạt động sẽ được lấp đầy với các hợp đồng mới từ các dự án nhà máy lọc dầu Long Sơn, Sao Vàng Đại Nguyệt, Điện Gió tại Việt Nam và Đài Loan, cũng như là các dự án ngoài khơi lớn như Khối B và Sư Tử Trắng giai đoạn 2. Điều này sẽ giúp cải thiện doanh thu và lợi nhuận gộp, do đó kết quả kinh doanh sẽ khởi sắc từ năm 2019.
Đối với PVS, công ty bắt đầu năm 2018 với rất nhiều tin xấu từ dự án Cá Rồng Đỏ và FPSO Lam Sơn, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Tuy nhiên, PVS đã quyết định chấm dứt mảng khảo sát vào năm 2018 và theo quan điểm của VDSC, hành động này sẽ giúp PVS tránh khỏi bị lỗ trong năm 2019, do đó doanh thu và lợi nhuận ròng của PVS sẽ tăng trong năm 2019.
Với ngành thép, trừ HPG, các công ty thép khác hoạt động kém trong quý 2 năm 2018. Trong số các công ty này, NKG tăng trưởng 44% so với cùng kỳ về doanh thu thuần nhưng sụt giảm 35% YoY về LNST trong nửa đầu năm 2018.
Ngoài ra, VDSC cũng lưu ý Báo cáo tài chính đã kiểm toán sẽ được công bố vào tháng 8. Sẽ có một số thay đổi trong kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán của một số cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu penny, có thể chuyển từ tích cực (trước kiểm toán) thành tiêu cực (sau kiểm toán).
“Do đó, tăng tỷ trọng tiền mặt sẽ là chiến lược tốt hơn cho các nhà đầu tư trong tháng 8”, VDSC nêu quan điểm.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.