Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đến nay, năm 2021 được cho là một năm thăng hoa của thị trường chứng khoán, bất chấp dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp khiến hoạt động sản xuất - kinh doanh bị đình trệ.
Chỉ số VN-Index đã liên tiếp phá vỡ các cột mốc cũ, từ 1.120 điểm ghi nhận hồi đầu năm lên 1.343 điểm như hiện tại. Trước đó, chỉ số đại diện cho sàn HoSE từng chinh phục "đỉnh" lịch sử vào đầu tháng 7 với 1.422 điểm.
Hầu hết các mã cổ phiếu đều được hưởng lợi từ diễn biến tích cực này, đặc biệt là nhóm cổ phiếu Smallcap và Midcap. Đã có không ít cổ phiếu ghi nhận đà tăng phi mã, kéo thị giá lên nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn.
Song, hiếm có những cổ phiếu nào lại tăng "dựng đứng", thậm chí "nhảy vọt" hàng chục lần như nhóm cổ phiếu nhà "Louis" - hệ sinh thái dưới sự dẫn dắt của doanh nhân 8x Đỗ Thành Nhân.
Đầu tiên phải kể đến cổ phiếu BII của Công ty Cổ phần Louis Land (tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư).
BII bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý từ giữa tháng 12/2020 với hàng loạt phiên tăng trần liên tiếp cùng thanh khoản đột biến, qua đó kéo giá từ mức 1.600 đồng/cổ phiếu lên mức 3.600 đồng/cổ phiếu vào phiên tổng kết năm, tức 2,25 lần.
Trong quý I, cơ cấu cổ đông của BII biến động mạnh với sự rút lui của 2 cổ đông lớn Đỗ Cần, Vũ Ngọc Long - ở chiều ngược lại, ông Đỗ Thành Nhân và các đơn vị liên quan liên tục thu gom cổ phần. Đồng thời, BII cũng tiến hành đổi tên, nhận diện thương hiệu và dời trụ sở chính từ tỉnh Bình Thuận về TP. HCM.
Diễn biến trên thị trường, cổ phiếu BII chính thức "về mệnh" từ phiên 9/4 sau một thời gian dài tăng mạnh, giảm sâu cùng thanh khoản khá trồi sụt. Như vậy, thị giá BII đã tăng khoảng 2,7 lần so với hồi đầu năm và gấp 7,7 lần so với thời điểm 4 tháng trước đó.
Tuy nhiên ngay lập tức, từ cột mốc 11.200 đồng/cổ phiếu thiết lập vào giữa tháng 4, BII bắt đầu có hàng loạt phiên điều chỉnh, để rồi rơi về vùng giá dưới 7.000 đồng vào cuối tháng 6.
Sau khi "hồi mệnh", mã cổ phiếu "nhà Louis" khởi động lại chu kỳ "gây bão" từ trung tuần tháng 8 với nhiều phiên liên tiếp tăng kịch biên độ, hiện đang giao dịch xung quanh vùng giá 24.200 đồng/cổ phiếu, cao hơn 6,7 lần hồi đầu năm.
Vốn hóa của BII nhờ đó cũng tăng mạnh từ 225 tỷ đồng lên 1.395 tỷ đồng ở thời điểm hiện tại.
Về tình hình kinh doanh, BII kết thúc 6 tháng đầu năm với doanh thu thuần đạt gần 160 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 35 tỷ đồng - cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 89,3 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Thế nhưng cần lưu ý rằng, nửa đầu năm 2020, BII không ghi nhận doanh thu từ hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà vẫn phải bỏ ra đến 86,8 tỷ đồng cho chi phí quản lý doanh nghiệp - nguyên nhân chính cho khoản lỗ đậm phía trên.
Một thông tin đáng chú ý, ngày 30/8, BII công bố nghị quyết ĐHCĐ bất thường thông qua kế hoạch phát hành thêm 15 triệu cổ phiếu để nâng vốn điều lệ lên gần 727 tỷ đồng.
Với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng số tiền thu về là 150 tỷ đồng. BII dự kiến dùng 40 tỷ đồng để thanh toán toàn bộ khoản vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB); 80 tỷ đồng để nộp tiền thuê đất tại cụm công nghiệp Tân Bình 1 và số tiền còn lại góp vốn vào Công ty TNHH Toccoo Việt Nam - đơn vị chuyên bán buôn gạo, lúa mỳ, ngũ cốc… để đầu tư trang thiết bị, xây sửa nhà máy.
Cổ phiếu BII từng dính dáng đến vụ án thao túng giá cổ phiếu, liên quan đến Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Thuận (KSA). Cuối năm 2019, sau khi vụ án thao túng giá cổ phiếu mà chủ mưu là cựu Chủ tịch KSA Phạm Thị Hinh bị truy tố, cổ phiếu BII cũng theo gót giảm sàn la liệt, mặc dù lúc bấy giờ BII lên tiếng khẳng định đã không còn liên quan đến KSA. Dù vậy, tình hình kinh doanh BII những năm sau đó không mấy khả quan. Năm 2019, doanh nghiệp lỗ đến 97 tỷ đồng và bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục. Năm 2020, tiếp tục lỗ gần 90 tỷ đồng như đề cập phía trên. |
Một cái tên khác thuộc hệ sinh thái "Louis" là cổ phiếu TGG của Công ty Cổ phần Louis Capital. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này đã tăng đến 46 lần, từ mức 1.000 đồng "nhảy vọt" lên vùng giá 46.150 đồng/cổ phiếu.
Vốn hóa thị trường từ đó cũng tăng rất mạnh, từ dòng "penny" với 143 tỷ đồng đã tham gia vào câu lạc bộ nghìn tỷ chỉ sau chưa đầy 3 quý.
Louis Capital, trước đây là Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Trường Giang - một đơn vị chuyên thi công xây lắp các công trình dân dụng, khu du lịch nghỉ dưỡng, cơ sở hạ tầng. Câu chuyện cổ phiếu tăng sốc của TGG được cho là bắt đầu từ khi Công ty Cổ phần Tập đoàn Louis Agro mua gần 1,4 triệu cổ phiếu TGG, tương đương 5,11% vốn từ ông Đỗ Thành Nhân ngày 21/6/2021.
Đến ngày 5/7, Louis Agro tiếp tục mua thêm 151.800 cổ phiếu TGG để nâng sở hữu lên 6,44% vốn. Sau khi Louis Agro trở thành cổ đông lớn, Xây dựng và Đầu tư Trường Giang đổi tên thành Louis Capital.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.