Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phát biểu tại hội trường Quốc hội về dự luật PPP, đại biểu Hoàng Quốc Thưởng (Hải Dương) cho biết theo Điều 80 của dự luật, Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán về sử dụng tài chính công, tài sản công trong dự án PPP quy định tại Điều 65 và Điều 67 của luật này.
Quy định như vậy thì Kiểm toán Nhà nước chỉ thực hiện kiểm toán đối với phần vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và phần vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, còn lại toàn bộ giá trị xây lắp và phương án tài chính thu phí Kiểm toán nhà nước không được kiểm toán.
“Vậy, cơ quan nào sẽ giúp Quốc hội kiểm soát vấn đề này”, đại biểu Thưởng đặt câu hỏi.
Theo đại biểu Thưởng, về bản chất, dự án PPP là hoạt động đầu tư nhà nước để thu hút nguồn lực đầu tư.
“Nhà nước thực hiện đầu tư thông qua hợp đồng PPP với nhà đầu tư. Nhà nước không trực tiếp trả kinh phí cho nhà đầu tư, thay vào đó nhà nước cho phép nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được thu phí tổ chức, cá nhân sử dụng kết cấu hạ tầng với mức thu và thời hạn thu do nhà nước quy định hoặc trả bằng giá trị quyền sử dụng đất. Chi phí đầu tư là cơ sở để xác định thời gian, mức thu phí đối với dự án. Vì vậy, nếu không kiểm tra, giám sát chi phí đầu tư thì làm sao xác định được mức thu phí, thời gian thu phí đối với công trình là phù hợp”, đại biểu Thưởng phân tích.
Vị đại biểu của tỉnh Hải Dương cũng chỉ ra rằng trên thực tế, những năm gần đây, thông qua kiểm toán các dự án đầu tư theo phương thức BT, BOT, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí giao thông đối với nhiều dự án BOT, giảm thất thoát ngân sách nhà nước trong dự án BT số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
“Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước được dư luận rất đồng tình, ủng hộ. Vậy, lý do tại sao dự thảo luật lại quy định không cho Kiểm toán Nhà nước kiểm toán dự án PPP như đang làm mà chỉ được kiểm toán với phần vốn do nhà nước hỗ trợ?”, đại biểu Thưởng chất vấn đề đề nghị ban soạn thảo dự luật xem lại vấn đề này.
“Nếu quy định cho Kiểm toán Nhà nước kiểm toán cả phần vốn không phải do ngân sách hỗ trợ như hiện nay thì sao? Đã có trường hợp nào dự án PPP không thu hút được nhà đầu tư mà nguyên nhân là do sợ bị kiểm toán hay vì lý do Kiểm toán nhà nước quá tải hay không đủ nguồn lực để thực hiện kiểm toán?”, đại biểu Thưởng nói thêm.
Cũng cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) cũng cho rằng quy định của dự luật là chưa hợp lý.
“Chúng ta phải tăng tính minh bạch trong việc xác định giá và phí mà các nhà đầu tư PPP thu của người sử dụng, do vậy cần phải kiểm toán cả dự án. Yếu tố cấu thành mức phí gồm cả vốn và tài sản mà doanh nghiệp đầu tư ra, vì thế để đảm bảo thì cần có sự cho phép kiểm toán các nội dung thuộc về vốn và tài sản của các nhà đầu tư, chứ không phải chỉ có riêng đối với phần tài chính công, tài sản công”, đại biểu Lâm nói.
Còn theo đại biểu Hà Thị Lan (Bắc Giang), theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Luật Đầu tư năm 2019, đầu tư của nhà nước theo hình thức đối tác công tư là một hình thức của đầu tư công. Do vậy, tài sản hình thành từ dự án này là tài sản công, phải quản lý, sử dụng, thanh tra, kiểm toán theo quy định của Luật Quản lý sử dụng tài sản công, nghĩa là thuộc phạm vi kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
“Tôi cho rằng việc quy định cho Kiểm toán Nhà nước kiểm toán đối với toàn bộ dự án PPP bao gồm cả vốn không phải do nhà nước đầu tư và dự án PPP sẽ giúp cho nhà nước có thêm kênh giám sát đầu tư theo hình thức này và hiệu quả hơn, không làm ảnh hưởng đến sự thu hút của các nhà đầu tư tư nhân mà công tác quản lý đầu tư cũng được thực hiện một cách minh bạch và đúng pháp luật”, đại biểu Lan góp ý.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.