Vì sao kinh tế Nga 'đứng vững' trong 1 năm chiến sự?

Hà Vy - 24/02/2023 20:01 (GMT+7)

(VNF) - Trước các lệnh trừng phạt chưa có tiền lệ từ phương Tây, Điện Kremlin vẫn đảm bảo được huyết mạch của nền kinh tế nhờ mối quan hệ tốt đẹp với nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc.

VNF
1

Phản ứng trước xung đột giữa Nga và Ukraine, Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi các bên liên quan tìm giải pháp hòa bình để xử lý. Tuy nhiên, khác với các quốc gia phương Tây, Trung Quốc không áp đặt các biện pháp trừng phạt với Nga bởi tình hữu nghị của hai quốc gia.

Không chỉ vậy, trong suốt 1 năm xảy ra chiến sự Nga – Ukraine, Trung Quốc còn không ngừng tăng cường thương mại với Moscow, từng bước trở thành một đối tác toàn diện và quan trọng trong khi các đối tác phương Tây dần xa lánh Nga.

Trong chuyến thăm mới nhất tới Moscow, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị đã khẳng định mối quan hệ Trung – Nga hiện tại rất vững chắc và các quốc gia khác không thể làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương.

Vậy Trung Quốc - cường quốc tài chính và công nghệ, đã và đang tác động đến nền kinh tế Nga như thế nào?

Trở thành khách hàng năng lượng lớn của Nga

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow bao gồm lệnh cấm vận, áp trần giá dầu thô, loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT và đóng băng tài sản của quốc gia này ở nước ngoài. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), những động thái trên đã khiến nền kinh tế Nga giảm 4,5% GDP vào năm 2022.

Tuy nhiên, theo chính phủ Nga, doanh thu tài chính của Moscow đã tăng lên. Điều này chủ yếu nhờ vào giá năng lượng tăng cao và những nỗ lực của Nga trong việc chuyển hướng xuất khẩu sang những quốc gia sẵn sàng mua dầu chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch thương mại giữa quốc gia này và Nga đạt mức cao kỷ lục mới vào năm 2022: tăng 30% lên 190 tỷ USD. Bên cạnh đó, thương mại năng lượng giữa hai quốc gia cũng đã tăng lên rõ rệt kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu.

Từ tháng 3 đến tháng 12/2022, Trung Quốc đã mua lượng dầu thô trị giá 50,6 tỷ USD từ Nga, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, nhập khẩu than cũng đã tăng 54% lên 10 tỷ USD. Các giao dịch mua khí đốt thiên nhiên bao gồm khí đốt đường ống và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cũng tăng vọt 155% lên 9,6 tỷ USD.

Thỏa thuận về năng lượng đã mang lại lợi ích lớn cho cả hai quốc gia. Đối với Nga, thương mại năng lượng với Trung Quốc giúp cho quốc gia này thoát khỏi cảnh “ế khách” sau khi bị phương Tây xa lánh. Đối với Trung Quốc, thỏa thuận đã đáp ứng nhu cầu sở hữu năng lượng giá rẻ để cung cấp cho chuỗi sản xuất khổng lồ của mình.

Hai quốc gia cũng đang có kế hoạch mở rộng quan hệ đối tác hơn nữa, bao gồm thỏa thuận giữa Gazprom và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc nhằm cung cấp thêm khí đốt cho quốc gia tỷ dân trong 25 năm tới.

Bà Anna Kireeva, phó giáo sư tại Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moscow, cho biết: “Với việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại vào năm 2023, chúng ta có thể mong đợi việc gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, bao gồm cả xăng dầu và các sản phẩm tinh chế từ dầu khác”.

Trở thành nhà cung ứng chính

Theo báo cáo của Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ, từ tháng 5/2022, ngoài năng lượng, Nga đã chi hàng tỷ USD để mua máy móc, thiết bị điện tử, kim loại cơ bản, tàu và máy bay từ Trung Quốc.

Theo dữ liệu gần đây nhất từ công ty Autostat của Nga, sau khi các thương hiệu xe hơi của phương Tây rút khỏi thị trường liên bang, các thương hiệu Trung Quốc như Havel, Chery và Geely đã chứng kiến thị phần của họ tăng từ 10% lên 38% trong một năm. Theo dự báo của các nhà kinh tế, tỷ lệ đó có thể sẽ tăng thêm trong năm nay.

Trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng, tính tới cuối năm 2021, các thương hiệu Trung Quốc chiếm khoảng 40% thị trường điện thoại thông minh ở Nga. Nhưng chỉ sau 1 năm, họ gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường với 95% thị phần.

Cung cấp giải pháp thay thế đồng USD

Sau khi một số ngân hàng Nga bị cắt khỏi SWIFT, Moscow tăng cường sử dụng đồng NDT của Trung Quốc. Điều này vừa tạo thuận lợi cho Nga gia tăng thương mại với quốc gia tỷ dân vừa làm giảm rủi ro bị trừng phạt.

Theo truyền thông Nga, vào tháng 11/2022, thị phần của đồng NDT trên thị trường ngoại tệ của Nga đã tăng lên 48% từ mức dưới 1% vào tháng 1/2022. Nga cũng đã nhanh chóng trở thành trung tâm giao dịch đồng NDT lớn thứ ba thế giới (sau Hong Kong và Vương quốc Anh) vào tháng 7 năm ngoái dù trước xung đột, quốc gia này thậm chí còn không nằm trong top 15.

Theo Reuters, Bộ Tài chính Nga cũng đã tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ NDT trong quỹ đầu tư quốc gia lên 60% sau khi nhiều tài sản của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt.

Bà Kireeva cho biết: “Trong số tất cả các loại ngoại tệ mà ngân hàng trung ương Nga dự trữ, chỉ có đồng NDT của Trung Quốc là không bị đóng băng và vẫn là một đồng tiền 'thân thiện'. Chúng ta có thể sẽ chứng kiến xu hướng 'không USD' phổ biến hơn nữa trong ngoại thương giữa Nga và các quốc gia thân thiện hoặc trung lập với Moscow”.

Tuy nhiên, giải pháp thay thế đồng ruble bằng đồng NDT để ổn định thị trường tài chính không phải là giải pháp lâu dài cho Nga. Quốc gia này vẫn sẽ phải đối mặt với một sự thật rằng đồng ruble đã giảm giá trị hơn 40% so với đồng EUR và USD trong năm qua, và chỉ số chứng khoán của Nga đã giảm hơn 1/3.

Để cải thiện tình trạng này, Bộ Tài chính Nga đã tuyên bố vào tháng trước rằng sẽ can thiệp ngoại hối bằng cách bán NDT để mua đồng ruble. Tuy nhiên, việc này sẽ không dễ dàng.

Theo tờ Kommersant của Nga, UnionPay - hệ thống thanh toán quốc tế của Trung Quốc gần đây được cho là đã ngừng chấp nhận thẻ do các ngân hàng Nga phát hành vì lo ngại các lệnh trừng phạt từ quốc tế.

Trước động thái này, bà Kireeva cho biết: “Các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đang dần cảnh giác với các biện pháp trừng phạt và thận trọng trong việc giao dịch với thị trường Nga nói chung”.

Xem thêm >> Lo ngại an ninh quốc gia, Trung Quốc kêu gọi không sử dụng nhân sự từ Big 4 kiểm toán

Theo CNN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bán công ty làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest báo lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán công ty làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest báo lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay (2/5/2024), Tạp chí điện tử VietnamFinance chính thức có giao diện mới tại địa chỉ: www.vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

(VNF) - Quyết định đột ngột của CEO Tesla Elon Musk về việc sa thải loạt nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh các trạm Supercharger (sạc siêu nhanh) đã khiến nhiều đối tác cảm thấy “hoang mang tột độ”.

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

(VNF) - Sau quyết định mới nhất của Fed, giá vàng thế giới quay đầu tăng mạnh, chạm mốc 2.317 USD/ounce. Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá vàng sẽ còn tiếp diễn do nhiều yếu tố hỗ trợ.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.