Hàng hoá từ các doanh nghiệp phương Tây vẫn tràn ngập Nga dù từng tuyên bố 'nghỉ chơi'

Hà Vy - 23/02/2023 16:29 (GMT+7)

(VNF) - Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu 1 năm về trước đã khởi nguồn cho hàng loạt tuyên bố "cắt đứt, nghỉ chơi" của các doanh nghiệp phương Tây với thị trường Moscow. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, những mặt hàng từ các công ty từng tuyên bố rời Nga vẫn đang có sẵn tại thị trường này, dù được giao dịch với giá cao hơn trước.

VNF
Người dân Nga rất chuộng Coca-Cola và vẫn không ngừng tìm kiếm sản phẩm này dù công ty phương Tây đã tuyên bố rút khỏi Moscow.

Các thương hiệu phương Tây có thể đã rời khỏi Nga, nhưng hàng hóa của họ thì không. Các mặt hàng vẫn được bày bán trực tiếp ở cửa hàng hoặc các trang bán hàng trực tuyến. Chỉ cần biết nơi để tìm mua, người tiêu dùng vẫn có thể dễ dàng sở hữu những hàng hóa của các thương hiệu đã ngừng kinh doanh ở Nga.

Phần lớn các mặt hàng này vẫn xuất hiện trong thị trường Nga bởi chúng không phải chịu lệnh trừng phạt và được nhập khẩu một cách hợp pháp. Vì vậy, Moscow luôn sẵn lòng tiếp nhận những mặt hàng này, bất kể nó được vận chuyển theo con đường nào.

Rời khỏi Nga, nhưng không cấm mua hàng

Lấy ví dụ một trường hợp điển hình, sau khi Moscow tuyên bố đưa quân vào Ukraine, công ty Inditex (chủ sở hữu của Zara) đã tuyên bố đóng cửa 502 cửa hàng ở Nga và chuyển nhượng lại cho Tập đoàn Daher có trụ sở tại UAE.

Tuy không còn chi nhánh nào ở Nga nhưng các mặt hàng của nhà mốt Tây Ban Nha vẫn được tiêu thụ nhờ việc nhập khẩu quy mô nhỏ và bán trên những kênh bán hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, khác với nhiều thương hiệu phương Tây đã tạm dừng hoạt động tại Nga, Inditex vẫn hoạt động tại Belarus - một đồng minh trung thành của Moscow. Vì vậy nhiều người dân Nga vẫn có thể tới đây và mua sắm.

Cô Albina, 32 tuổi, mang một chiếc vali rỗng đến thủ đô của Belarus vào mùa hè năm ngoái. Sau 24 giờ, cô quay trở về Nga cùng các thiết kế đến từ Zara, Bershka và Massimo Dutti với tổng trị giá là 33.000 ruble (442 USD). Theo khách tiêu dùng này, cô cũng đã mua được quần áo ở Paris và Dubai - những quốc gia cách Nga hàng nghìn cây số thông qua mạng lưới bán hàng trực tuyến.

“Có những cô gái bán quần áo thông qua Instagram hoặc Telegram mà tôi biết đã chuyển đến sống ở châu Âu, Istanbul hoặc Dubai. Họ tổng hợp các đơn đặt hàng và lên đơn cho khách, giả sử ở Istanbul, họ sẽ lấy từ 15% đến 30% tiền hoa hồng, sau đó bạn sẽ trả tiền khi nhận hàng", cô Albina chia sẻ với Reuters.

Năm ngoái, việc đồng ruble mạnh lên trong khi đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ yếu đi đã dẫn tới việc người tiêu dùng Nga đổ xô sang đặt hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ. CDEK Forward - công ty giao hàng cho các trang thương mại điện tử nước ngoài ghi nhận số đơn hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ tăng gấp 7 lần. Xử lý các đơn hàng này cũng giúp doanh thu của CDEK Forward tăng gấp đôi vào năm ngoái. Trong đó, có tới 80% doanh thu đến từ quần áo và doanh thu hàng hóa, tăng gấp 3 lần so với năm trước đó. 

Giám đốc tiếp thị Dinara Ismailova của CDEK Forward chia sẻ: “Ngay khi các thương hiệu nói rằng họ sẽ rời đi, người tiêu dùng bắt đầu lo lắng và số lượng đơn đặt hàng tăng mạnh”.

Nói về giá cả khi đặt mua hàng trực tuyến, bà Ismailova cho rằng giá cả không chênh lệch nhiều: "Nó có thể so sánh với việc bạn đích thân đến một cửa hàng Zara ở New York, mua một thứ gì đó ở đó và gửi cho bạn bè của bạn ở Moscow".

Hàng nhập khẩu gia tăng

Cũng từ khi hàng loạt công ty phương Tây tuyên bố rút khỏi Nga, để đảm bảo chuỗi cung ứng không bị đứt gãy, Điện Kremlin đã hợp pháp hóa việc “nhập khẩu song song”. Điều này cho phép các nhà bán lẻ mang sản phẩm từ nước ngoài vào mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Dẫn đầu xu hướng bán hàng này là Wildberries - trang web chuyên bán hàng cũ từ các thương hiệu của Inditex. Chỉ tính riêng danh mục quần áo của Zara, trang web này đã có gần 17.000 mặt hàng. Một nguồn tin thân cận với Inditex cho biết đây là hàng tồn kho ở Nga khi hãng Zara tạm dừng hoạt động ở quốc gia này.

Bên cạnh quần áo, Wildberries và các trang web như Ozon, Yandex Market còn bán một sản phẩm phổ biến khác như nước ngọt, điển hình là Coca-Cola. Trong khi công ty Coca-Cola đã ngừng sản xuất và kinh doanh ở Nga vào năm ngoái, nhiều doanh nghiệp vẫn có thể nhập khẩu loại nước giải khát này từ châu Âu, Kazakhstan, Uzbekistan và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các nước không áp đặt lệnh trừng phạt với Nga đang tăng cường xuất khẩu sang quốc gia này. Năm ngoái, thương mại Trung Quốc-Nga đã đạt mức kỷ lục 1.280 tỷ NDT (186 tỷ USD), trong khi xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga tăng 61,8% lên 9,34 tỷ USD và của Kazakhstan tăng 25,1% lên 8,78 tỷ USD.

Chênh lệch giá cả và nhiều vấn đề khác

Nhìn chung, việc Moscow hợp pháp hoá nhập khẩu song song cũng như không ngăn cản đường mua sắm online để đa dạng hoá chuỗi sản phẩm trong nước là điều không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, việc người dân phải mua những sản phẩm từ các thương hiệu đã rời khỏi đất nước thông qua nhiều con đường khác nhau cũng làm phát sinh nhiều vấn đề khác, từ chênh lệch giá cả cho tới nguy cơ hàng nhái, hàng giả.

Ví dụ với mặt hàng nước giải khát Coca-Cola, những lon Coca-Cola được nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau sẽ có giá khác nhau. Tại một siêu thị ở Moscow, 3 lon Coca-Cola được bày bán với 3 mức giá khác nhau, nhập khẩu lần lượt từ Đan Mạch, Ba Lan và Anh.

Theo một nhân viên cấp cao của công ty bán lẻ lớn, dù Nga đang tìm kiếm những đối tác nguồn cung mới từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan và Kazakhstan, nhưng điều này trước mắt vẫn không thể xoá bỏ những chênh lệch giá cả mà người dân Nga phải chịu.

Ngoài ra, các thương hiệu lớn sẽ phải đối mặt với vấn đề hàng giả, hàng nhái trôi nổi trên thị trường do việc nhập khẩu trái phép và sự thiếu giám sát của các cơ quan quản lý. Để đối phó với vấn đề này, nhiều thương hiệu đã tăng công suất và không ngừng tung ra thị trường các sản phẩm mới.

Mặt khác, việc đa dạng hóa sản phẩm của các thương hiệu phương Tây có thể sẽ cản trở Nga trong nỗ lực thúc đẩy sản xuất trong nước.

Ông Ben Zion, giám đốc điều hành của Publican chia sẻ: "Các thương hiệu sẽ không ngừng đưa các sản phẩm vốn đã quen thuộc với người dân Nga vào thị trường quốc gia này. Vì vậy, dù nguyện vọng “người Nga dùng đồ Nga” nghe có vẻ rất thú vị nhưng sẽ rất khó để khiến người tiêu dùng say mê với Coca-Cola Nga".

Xem thêm >> Bloomberg: Ngành dầu mỏ Nga vẫn phát triển mạnh dù phương Tây trừng phạt

Theo Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Việt – Nga nhất trí mở rộng các dự án đầu tư dầu khí

Việt – Nga nhất trí mở rộng các dự án đầu tư dầu khí

(VNF) - Tại buổi hội đàm chiều 20/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp của hai nước thực hiện hiệu quả những dự án hiện có, đồng thời mở rộng các dự án đầu tư với sự tham gia của các công ty dầu khí quốc gia trên lãnh thổ hai nước.

VEAM bổ nhiệm tân chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc

VEAM bổ nhiệm tân chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc

(VNF) - HĐQT VEAM đã bầu ông Ngô Khải Hoàn làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027, đồng thời bầu ông Nguyễn Hoàng Giang làm tổng giám đốc.

Đề xuất tăng 30% lương cơ sở, lên 2,34 triệu đồng

Đề xuất tăng 30% lương cơ sở, lên 2,34 triệu đồng

(VNF) - Theo đề xuất của Chính phủ, từ 1/7,  từ 1/7, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng 30% lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng một tháng.

Radio - Loại hình báo chí cổ vẫn đang 'sống tốt'

Radio - Loại hình báo chí cổ vẫn đang 'sống tốt'

(VNF) - Cũng giống như TV, radio là một phương tiện truyền thông phổ biến thời chưa có Internet. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, khi rất nhiều phương thức truyền thông khác đã bị thu hẹp tầm ảnh hưởng, radio vẫn đang “sống tốt”.

Bộ Công an đề nghị Phú Yên cung cấp tài liệu 30 dự án liên quan Cây xanh Công Minh

Bộ Công an đề nghị Phú Yên cung cấp tài liệu 30 dự án liên quan Cây xanh Công Minh

(VNF) - Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã có văn bản UBND tỉnh Phú Yên đề nghị tỉnh này phối hợp cung cấp thông tin về các dự án cây xanh trên địa bàn tỉnh.

'Gắn trách nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng về tiến độ, chất lượng văn bản hướng dẫn luật'

'Gắn trách nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng về tiến độ, chất lượng văn bản hướng dẫn luật'

(VNF) - Trước lo lắng về chất lượng các văn bản dưới luật, nhất là trong thời điểm hàng loạt các Luật liên quan tới kinh tế sắp có hiệu lực, các ĐBQH đề nghị, gắn với trách nhiệm cụ thể của các Phó Thủ tướng, bộ trưởng… nếu để chậm tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng của các văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật.

Tổng Giám đốc của Công ty Bách Đạt An bị tạm cấm xuất cảnh

Tổng Giám đốc của Công ty Bách Đạt An bị tạm cấm xuất cảnh

(VNF) - Cục Thuế tỉnh Quảng vừa có thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Lê Văn Khánh.

Vinamilk góp mặt trong danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024

Vinamilk góp mặt trong danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024

(VNF) - Tạp chí Fortune (Mỹ) lần đầu tiên công bố danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024, trong đó, Vinamilk thuộc nhóm 150 doanh nghiệp đầu tiên trong bảng xếp hạng.

Lực đẩy cho cổ phiếu ngành tiêu dùng bán lẻ

Lực đẩy cho cổ phiếu ngành tiêu dùng bán lẻ

(VNF) - Sản xuất phục hồi, Nhà nước quyết tâm thúc đẩy tiêu dùng bằng những chính sách thiết thực, tổ chức tài chính hàng đầu thế giới khuyến nghị tích cực, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan hứa hẹn là cơ hội đầu tư với tiềm năng sinh lời cao trong năm 2024.

Tổng thống Nga Putin đến Việt Nam: Điểm lại loạt văn kiện hợp tác được ký kết

Tổng thống Nga Putin đến Việt Nam: Điểm lại loạt văn kiện hợp tác được ký kết

(VNF) - Nhân chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Việt Nam, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Putin đã chứng kiến lễ ký kết 11 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, giáo dục đại học, tư pháp…