Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Góp vốn kinh doanh ngoài ngành
Giai đoạn ông Trần Ngọc Thành làm Chủ tịch VNR diễn ra trong 4 năm (từ 2013-2016), tuy nhiên, năm 2015, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luậnThanh tra sai phạm góp vốn kinh doanh ngoài ngành bằng quyền thuê đất và tài sản gắn liền với đất của VNR tại 80 Lý Thường Kiệt và 20 Phan Bội Châu (Hà Nội) là trái quy định.
Cụ thể, vào tháng 1/2013, VNR đang quản lý sử dụng 2 thửa đất ở 80 Lý Thường Kiệt và 22 Phan Bội Châu. Sau khi hết hạn hợp đồng liên danh với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn vào tháng 10/2012, ĐSVN có chủ trương góp vốn bằng tài sản và giá trị thương mại quyền thuê sử dụng đất để thành lập pháp nhân mới đầu tư khách sạn.
Tháng 1/2013, ĐSVN báo cáo xin Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chủ trương đầu tư và lựa chọn đối tác đầu tư là Công ty TNHH MTV Hà Thành. Bộ GTVT thống nhất theo đề nghị và giao Hội đồng thành viên VNR xây dựng phương án thành lập pháp nhân mới, phương án đầu tư.
VNR sau đó không thực hiện theo chỉ đạo nêu trên của Bộ GTVT nhưng vẫn ký biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư với Công ty Hà Thành, thuê thẩm định giá (lợi thế, quyền thuê sử dụng đất và tài sản trên đất), đàm phán vốn góp, làm thủ tục đăng ký kinh doanh, bàn giao tài sản nhà đất.
Quá trình đàm phán góp vốn, Hội đồng thành viên VNR đã quyết định giá trị vốn góp là 47 tỉ đồng thiếu cơ sở (Bộ GTVT lúc này không nắm được), trong khi VNR thuê thẩm định giá có chứng thư xác định là 67,4 tỉ đồng. Sau khi đi vào hoạt động, 6 tháng cuối năm 2013 doanh nghiệp lỗ 588 triệu đồng và 9 tháng đầu năm 2014 lỗ 2,5 tỉ đồng.
Ảnh: Toà nhà 80 Lý Thường Kiệt và 20 Phan Bội Châu, Hà Nội
Cũng theo kết luận thanh tra, VNR quản lý sử dụng cơ sở kinh doanh khách sạn trên 2 diện tích đất ở vị trí thuận lợi hàng đầu Thủ đô, có giá trị trên thị trường rất lớn. Về thực chất là VNR kêu gọi đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư để khai thác cơ sở kinh doanh đang quản lý sử dụng chứ không hẳn là góp vốn với đối tác, do vậy phải thực hiện đấu giá, đấu thầu để đảm bảo minh bạch.
Tuy nhiên, cơ quan này đã thực hiện thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp mới để thỏa thuận đầu tư kinh doanh khách sạn 4 sao. Trong khi đó, đối tác được lựa chọn chưa có khả năng, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn.
Ngay sau khi có thỏa thuận góp vốn, VNR đã gấp rút đứng tên thực hiện thủ tục thuê đất rồi thanh lý hợp đồng thuê đất để chuyển quyền thuê cho doanh nghiệp góp vốn, với lý do tài sản trên đất đã mang đi góp vốn. Việc chuyển giao này không thực hiện theo quy định về đấu thầu, đấu giá. Đến năm 2015, dự án đầu tư kinh doanh khách sạn 4 sao chưa triển khai thì VNR đã có chủ trương thoái vốn để nhượng lại toàn bộ cơ sở kinh doanh cho đối tác.
"VNR đã xem thường lợi ích Nhà nước, của doanh nghiệp, lợi dụng thủ tục góp vốn và thực hiện việc góp vốn trái chủ trương quy định để hợp thức hóa việc chuyển nhượng tài sản, cơ sở kinh doanh có giá trị lớn không qua đấu giá, đầu thầu, sai phạm này liên quan trực tiếp đến Chủ tịch HĐTV Trần Ngọc Thành”, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Chỉ đạo mua 164 toa tàu cũ từ Trung Quốc
Một trong những sai phạm khác đáng chú ý trong nhiệm kỳ ông Trần Ngọc Thành đó là chỉ đạo Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội mua lại 164 toa tàu cũ từ Trung Quốc.
Trao đổi với phóng viên VietnamFinance thời điểm đó, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết: “được sự chấp thuận của Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã có văn bản đề xuất mua lại 164 toa xe cũ từ Trung Quốc. Trong số này có tới 120 toa được đóng từ hơn 20 năm trước. Còn gần 20 toa mới nhất trong lô hàng cũng đã có tuổi đời 12 năm”.
Không chỉ là bút phê nhất trí chủ trương mua tàu cũ của Trung Quốc, mà việc chấp thuận giá cả của lô tàu cũng đã được Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định bằng văn bản, đơn giá này thậm chí vẫn được tính bằng tiền Nhân dân Tệ (NDT) chứ chưa quy đổi ra tiền Việt.
Cụ thể, giá giao toa xe tại Lào Cai với tình trạng chưa sửa chữa đối với chủng loại C31 là 89.326,54 NDT/xe, G30 là 72.223,85 NDT/xe; giá giao toa xe tại Lào Cai sau khi đã đại tu với loại C31 là 229.455,68 NDT, loại G30 là 201.378,45 NDT/xe; giá giao toa xe tại Lào Cai sau khi đã thay bánh xe, hộp trục với loại C31 là 171.102,77 NDT/xe, loại G30 là 154.00,07 NDT/xe.
Tính theo tỷ giá NDT bán ra của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vào thời điểm tháng 5/2015 là 3.529 VND/1 NDT. Theo đó, giá giao toa xe được quy đổi ra tiền Việt cụ thể như sau: Giá giao toa xe tại Lào Cai với tình trạng chưa sửa chữa đối với chủng loại C31 là hơn 315 triệu đồng/xe, loại G30 là gần 255 triệu đồng/xe; giá giao toa xe tại Lào Cai sau khi đã đại tu với loại C31 là gần 810 triệu đồng/xe, loại G30 là hơn 710 triệu đồng/xe; giá giao toa xe tại Lào Cai sau khi đã thay bánh xe, hộp trục với loại C31 là gần 604 triệu đồng/xe và G30 là hơn 540 triệu đồng/xe.
Việc mua 164 toa tàu cũ của VNR đã bị Bộ GTVT "tuýt còi"
Với chủ trương mua tàu cũ của Trung Quốc được Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thống nhất với Cục đường sắt Côn Minh kèm theo các biên bản: Chủng loại toa xe mua là C31, số lượng 164 toa. Dù 164 toa tàu cũ của Trung Quốc chưa được nhập về Việt Nam, nhưng về cơ bản thì các công tác chuẩn bị được cho là gần như đã xong xuôi.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, trong thông báo ngày 5/5/2015, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã gửi điện cho các công ty con là Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Hà Nội, Sài Gòn; Công ty CP Vinalines logistic Việt Nam; Công ty CP Dịch vụ đường sắt Hải Phòng; Công ty CP Vận tải & Thương mại đường sắt (RATRACO) thống nhất chủng loại và giá thành toa xe nhập của Trung Quốc.
Trước sai phạm đó, Bộ GTVT đã họp bàn và thống nhất, sẽ thực hiện các quy trình thủ tục xem xét việc kỷ luật ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trong việc chỉ đạo khảo sát, nghiên cứu đầu tư chưa đúng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, yêu cầu Hội đồng thành viên Tổng Công ty ĐSVN nghiêm túc tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của Hội đồng thành viên, ban lãnh đạo tổng công ty và các cán bộ có liên quan theo đúng chỉ đạo của Bộ GTVT.
Những điểm sáng tích cực của VNR giai đoạn 2013 - 2016
Bên cạnh một số sai phạm dưới thời ông Trần Ngọc Thành (giai đoạn 2013 – 2016) cũng phải ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực trong hoạt động cổ phần hoá, kinh doanh của VNR.
Dấu ấn rõ nét nhất của ông là việc hợp tác có hiệu quả với các doanh nghiệp tư nhân khai thác một số cơ sở hạ tầng đường sắt; triển khai thành công hệ thống bán vé tàu điện tử, nâng cao chất lượng một số đoàn tàu,…
Cùng đó, mức lãi tại các năm 2013- 2016 dù không tăng trưởng liên tục, nhưng vẫn khá cao sau nhiều năm trì trệ, thua lỗ. Tính đến năm 2016, mức lãi trước thuế đạt 173,5 tỷ đồng, tăng gần 18% so với cùng kỳ. Dù mức lãi năm 2016 đã giảm 22,5% so với năm 2014 và giảm 1,4% so với năm 2013.
Dù mắc nhiều sai phạm nhưng dưới thời ông Trần Ngọc Thành trong 4 năm liên tiếp, VNR luôn đạt lợi nhuận
Đương thời khi ông Thành còn tại vị, việc tái cơ cấu, cổ phần hóa các đơn vị thành viên Tổng công ty được triển khai trên diện rộng. Ông từng chia sẻ đến cuối tháng 12/2015, hầu hết các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa theo kế hoạch năm 2015 đã IPO thành công.
"Đây là thành công nổi bật của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khi mà công tác cổ phần hóa một năm qua gặp rất nhiều khó khăn. Phương án cổ phần hóa các công ty cũng chỉ trình và được Bộ GTVT phê duyệt cách đó hơn một tháng", ông Thành nói.
Dù có nhiều đóng góp, nhưng do mắc một số sai phạm nghiêm trọng trong giai đoạn 2013 – 2016, ngày 8/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) đã có thông báo kết luận kỳ họp thứ 37 (từ ngày 2-4/7) do ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm UBKT Trung ương chủ trì kỳ họp.
Trong đó, UBKT Trung ương thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo ông Vũ Ngọc Thành, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Đôi nét về ông Trần Ngọc Thành Ông Trần Ngọc Thành sinh năm 1960, trình độ chuyên môn là Kỹ sư cơ khí động lực. Dù vậy, trong hơn 32 năm nghề nghiệp, ông Thành đã giữ nhiều vị trí quản lý quan trọng, như Phó Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, Giám đốc Công ty Vận tải thủy bộ Yên Bái; Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái; rồi đến Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng Vụ Vận tải Bộ GTVT. Ngày 2/4/2013, Thứ trưởng Bộ GTVT ông Nguyễn Ngọc Đông đã triển khai Quyết định số 815/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng GTVT bổ nhiệm ông Thành làm Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). Vào giữa tháng 10/2016, Bộ GTVT đã bắt đầu làm thủ tục để tiến hành luân chuyển, điều động ông Thành giữ chức Vụ trưởng, Phó trưởng ban Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm lụt bão Bộ GTVT. Tuy nhiên, ông đã có đơn xin từ chức và nghỉ chế độ sớm 4 năm. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.