Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Phát biểu với các phóng viên Nhà Trắng ngày 7/8, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông đã tiên đoán được phản ứng tiêu cực của thị trường đối với việc Mỹ đánh thuế thêm 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc , tuy nhiên ông vẫn tin vào sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
“Cuối cùng, nền kinh tế sẽ tốt hơn nhiều so với trước đây, vì Trung Quốc giống như một mỏ neo móc vào chúng ta. Trung Quốc giết chúng ta bằng các thỏa thuận thương mại không công bằng", ông nói.
Ở động thái liên quan mới nhất, cơ quan chịu trách nhiệm về các hợp đồng chính phủ Mỹ ngày hôm nay (8/8) đã chính thức ban hành các quy định tạm thời cấm các cơ quan liên bang Mỹ mua thiết bị công nghệ và viễn thông của 5 công ty Trung Quốc, bao gồm Huawei, ZTE, Hytera, Hangzhou Hikvision và Dahua.
Theo Reuters, lệnh cấm sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 13/8. Đây là điều khoản nằm trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) được Quốc hội thông qua năm 2018.
NDAA cũng là một phần trong nỗ lực của chính quyền ông Trump để hạn chế Huawei. Mỹ đã cáo buộc công ty viễn thông lớn nhất thế giới này là gián điệp cho chính quyền Bắc Kinh và có hành động đánh cắp tài sản trí tuệ.
NDAA giới hạn các nhà thầu dùng tiền liên bang để mua trang thiết bị, dịch vụ viễn thông và thiết bị giám sát video từ các công ty Trung Quốc có liên hệ với chính phủ Bắc Kinh với lý do "an ninh quốc gia".
Luật này cũng đặt ra hạn chót là tháng 8/2020 đối với việc cấm các nhà thầu liên bang làm ăn với Huawei. Tuy nhiên, các nhà thầu này có thể dỡ bỏ lệnh cấm trên tùy thuộc từng cơ quan liên bang nhất định nếu họ có thể chứng minh rằng việc làm ăn này sẽ không đe dọa đến an ninh quốc gia.
Reuters cho biết sau khi lệnh cấm có hiệu lực, chính quyền Washington sẽ có 60 ngày để tiếp thu ý kiến trước khi ban hành phiên bản cuối cùng của lệnh cấm.
Phản ứng trước quyết định của Mỹ, Huawei cho biết sẽ "kiện lệnh cấm ra tòa án liên bang".
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/8 đã tuyên bố áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc từ ngày 1/9. Mức thuế này không bao gồm 250 tỷ USD hàng Trung Quốc đã bị áp thuế 25% trước đó.
Kể từ khi căng thẳng thương mại nổ ra, Mỹ đã tăng mức thuế quan lên 25% đối với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc. Và trong khi tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ với hàng Trung Quốc trên dưới 500 tỷ USD, việc áp thêm thuế lên 300 tỷ USD lần này được xem như màn "tất tay" của ông Trump với Trung Quốc xét về thương mại.
Đáp lại, Trung Quốc đã tuyên bố “đóng băng” việc mua nông sản và thịt lợn của công ty Mỹ, đồng thời cho phép đồng nhân dân tệ mất giá 2%, xuống ngưỡng trên 7 nhân dân tệ đổi được 1 USD, mức yếu nhất của đồng nội tệ Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây.
Ngay sau động thái này của Trung Quốc, Bộ Tài chính Mỹ cho biết theo sự ủy quyền của Tổng thống Trump, Bộ trưởng Steven Mnuchin đã quyết định "Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ".
Các động thái quyết liệt của Washington đã làm rúng động thị trường tài chính thế giới và gây ra lo ngại về sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
Xem thêm >> Ngại đối đầu Trung Quốc, Philippines không cho Mỹ đặt lên lửa trên lãnh thổ
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.