'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sáng nay (3/2), phiên tòa xét xử sơ thẩm Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam – PVC) cùng 7 đồng phạm trong vụ án "Tham ô tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land)" tiếp tục diễn ra.
Phiên xét xử bắt đầu bằng phần đối đáp giữa đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và luật sư bào chữa về những nội dung còn tồn tại các quan điểm khác nhau.
Về nội dung nhiều luật sư nêu các bị cáo không phạm tội tham ô, đại diện Viện Kiểm sát tiếp tục khẳng định có đủ căn cứ truy tố về tội tham ô tài sản.
Theo giải thích của cơ quan công tố, PVP Land có 4 cổ đông sáng lập, trong đó PVC (doanh nghiệp nhà nước có 87,87% vốn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) do Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch HĐQT, sở hữu 28% vốn điều lệ.
Năm 2010, Trịnh Xuân Thanh ký quyết định cử Đào Duy Phong (Chủ tịch HĐQT PVP Land) và Nguyễn Ngọc Sinh (Tổng giám đốc PVP Land) là người đại diện phần vốn góp của PVC tại PVP Land.
Viện Kiểm sát nhận định Trịnh Xuân Thanh gián tiếp quản lý tài sản của PVC thông qua người đại diện.
"Quan điểm của chúng tôi là người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của nhà nước, dù chỉ một đồng cũng phạm tội tham ô, tham nhũng", đại diện Viện Kiểm sát nhấn mạnh.
Luật sư Trần Hồng Phúc, bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh, trong phần đối đáp lại cũng đồng ý với quan điểm, "tham ô một đồng cũng là phạm tội".
Tuy nhiên, luật sư này đề nghị cần làm rõ trong vụ án này "tham ô một đồng là bao nhiêu", chứ không thể quy 12 triệu cổ phần đều là tài sản của nhà nước.
"Phải làm rõ giá trị mua bán là bao nhiêu, thiệt hại là bao nhiêu", luật sư này nêu.
Về phần đối đáp ngày 2/2 của bị cáo Trịnh Xuân Thanh, trong đó nói "Viện Kiểm sát biến không thành có", đại diện Viện Kiểm sát cho hay: "Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ thu thập trong điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao quyết định truy tố Trịnh Xuân Thanh tội tham ô là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật".
Đại diện Viện Kiểm sát cũng nêu quan điểm, trong vụ án này, bị cáo Trịnh Xuân Thanh khai báo không thành khẩn, khai báo gian dối.
"Sau khi trả lại số tiền 14 tỷ đồng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh còn chỉ đạo giữ bí mật việc chuyển tiền, còn dặn Thái Kiều Hương nói số tiền chưa đến Thanh, mới chỉ đến chỗ Thái Kiều Hương.
"Nếu không phạm tội thì sao phải chỉ đạo đồng phạm gian dối?", đại diện Viện Kiểm sát đặt câu hỏi và đánh giá bị cáo Trịnh Xuân Thanh là người đứng đầu PVC, sau đó còn là Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhưng vẫn tham ô tài sản - tội tham nhũng mà cả xã hội đang lên án.
Từ lập luận trên, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị hội đồng xét xử có hình phạt đích đáng để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.
Tại tòa, Viện Kiểm sát bảo lưu quan điểm về các nội dung đã trình bày tại lần đối đáp trước như tài sản của PVP Land có phải tài sản nhà nước, vai trò của Trịnh Xuân Thanh về việc chuyển nhượng hơn 12 triệu cổ phần…
Ngoài ra, đại diện cơ quan công tố cũng dành nhiều thời gian chứng minh các bị cáo còn lại đã giúp sức Trịnh Xuân Thanh tham ô tài sản và đưa ra các tài liệu cho thấy không căn cứ khẳng định 14 tỷ đồng Vietsan nộp ngân hàng do Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thăng trả lại.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.