Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bên cạnh Việt Nam, 2 thị trường khác cũng được FTSE Russell thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 trong đợt này là Tanzania và Argentina.
Trước đó, trong lần đánh giá giữa kỳ vào tháng 6/2018, một tổ chức khác rất uy tín là MSCI vẫn giữ nguyên quan điểm đánh giá với Việt Nam như năm 2017, rằng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm Thị trường cận biên (Frontier Market).
Theo Báo cáo xếp hạng thị trường của MSCI, thị trường Việt Nam cần cải thiện 5 vấn đề.
Thứ nhất là vấn đề mở cửa thị trường với sở hữu nước ngoài. Cụ thể, về tỷ lệ tham gia sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài và các quyền bình đẳng đối với nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam và Thái Lan đều được MSCI đánh giá là cần được cải thiện/đánh giá thêm.
Riêng với Việt Nam, báo cáo tháng 6/2018 của MSCI đánh giá: "Các giới hạn về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các công ty thuộc ngành nghề có điều kiện và nhạy cảm phải tuân theo giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài liên quan. Thị trường chứng khoán chịu tác động đáng kể bởi các vấn đề về tỷ lệ tham gia sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài".
Đối với các quyền bình đẳng đối với nhà đầu tư nước ngoài, MSCI nhìn nhận: "Thông tin trên website của các sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) có thể tìm thấy bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, một số thông tin có liên quan đến công ty không luôn luôn có sẵn bằng tiếng Anh".
Thêm vào đó, quyền của các nhà đầu tư nước ngoài bị giới hạn do các giới hạn nghiêm ngặt về tỷ lệ sở hữu nước ngoài áp dụng đối với cả nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân nước ngoài.
Thứ hai là về mức độ thuận lợi cho dòng vốn vào/ra. Cụ thể, đối với tiêu chí "Mức độ tự do hóa thị trường ngoại hối", Việt Nam và Indonesia được đánh giá cần được cải thiện. Riêng Việt Nam, MSCI cho rằng tại Việt Nam "không có thị trường tiền tệ ở nước ngoài và có các quy định bắt buộc đối với thị trường tiền tệ trong nước (ví dụ các giao dịch ngoại hối phải được liên kết với giao dịch bảo đảm)".
Thứ ba, về hiệu quả của các khuôn khổ hoạt động, cả 4 nước Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan đều không gặp trở ngại đối với các tiêu chí: đăng ký NĐT và thiết lập tài khoản, quy định thị trường, lưu ký, đăng ký/lưu ký và giao dịch.
Tuy nhiên, các tiêu chí Việt Nam cần phải cải thiện là: luồng thông tin, thanh toán và bù trừ, chuyển nhượng, cho vay chứng khoán và bán khống.
Cụ thể hơn, về luồng thông tin, MSCI chỉ ra rằng "không phải tất cả các văn bản pháp luật đều có bản tiếng Anh. Thông thị trường chứng khoán không phải luôn được công bố bằng tiếng Anh và đôi khi không đầy đủ chi tiết".
Về thanh toán bù trừ, Việt Nam "không có trung tâm thanh toán bù trừ chính thức và trung tâm lưu ký đóng vai trò là đại lý thanh toán bù trừ. Ngoài ra, không có các phương tiện thấu chi và có quy định phải ký quỹ giao dịch".
Về khả năng chuyển nhượng, "các giao dịch ngoài sàn và các giao dịch chuyển nhượng không đi kèm thanh toán tiền (cho, tặng, thừa kế...) phải được sự chấp thuận trước của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước".
Thứ tư, về môi trường cạnh tranh, MSCI hiện chưa có đánh giá chính xác về môi trường cạnh tranh ở Việt Nam.
Thứ năm là sự ổn định của cơ cấu tổ chức, Việt Nam được đánh giá là "không gặp trở ngại lớn về sự ổn định của cơ cấu tổ chức", nhưng vẫn cần cải thiện.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.