'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đó là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 11/6 khi được yêu cầu bình luận về việc "Trung Quốc đang xây cáp ngầm nối các thực thể nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa”.
Bà Thu Hằng tái khẳng định quan điểm Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
“Các nước cần hành động có trách nhiệm, tránh làm phức tạp tình hình, đóng góp vào hòa bình và an ninh ở biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Trước đó, trang tin BernarNews dẫn phần mềm theo dõi các tàu trên biển và ảnh vệ tinh cho thấy một con tàu của Trung Quốc gần đây tiến hành các hoạt động có vẻ như đang đặt các dây cáp ngầm dưới biển nối các đảo bị ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Một số chuyên gia nhận định có khả năng Trung Quốc đặt các tuyến cáp ngầm để phục vụ mục đích quân sự và phục vụ mục đích phát hiện tàu ngầm của nước ngoài.
Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết quan điểm về việc ngày 1/6, Mỹ gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phản đối yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông, bà Thu Hằng cho biết Việt Nam quan tâm đến việc thời gian qua có nhiều quôc gia thành viên LHQ đã lưu hành văn bản bày tỏ quan điểm về tình hình biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc lưu hành tài liệu bày tỏ quan điểm là một phương thức hoạt động thường làm của các quốc gia thành viên LHQ. Trước khi Mỹ gửi Công thư đến LHQ, từ cuối năm 2019, các nước thành viên ASEAN gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia đã gửi các công hàm lên LHQ, thể hiện quan điểm về Biển Đông.
Bà Thu Hằng cho biết lập trường của Việt Nam về vấn vấn đề biển Đông, bao gồm cả vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền hợp pháp trên biển là rõ ràng, nhất quán và đã được nói rõ nhiều lần.
“Một lần nữa Việt Nam khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền lợi hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS) 1982”, bà Thu Hằng nói, đồng thời khẳng định cộng đồng quốc tế cũng như LHQ coi trọng việc các quốc gia thành viên LHQ có quan điểm đề cao, thúc đẩy và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị bình luận về việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) và cho biết kế hoạch của Việt Nam để triển khai hai hiệp định này, bà Thu Hằng cho biết:
“Ngày 8/6/2020, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn hai hiệp định EVFTA và EVIPA giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu. Dự kiến Hiệp định EVFTA sẽ sớm có hiệu lực, có thể là từ 01/8/2020, trong khi Hiệp định EVIPA sẽ có hiệu lực sau khi được các quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu phê chuẩn”.
Theo bà Thu Hằng, việc Việt Nam và Liên minh châu Âu hoàn tất phê chuẩn và sớm triển khai các Hiệp định này sẽ mang lại nhiều lợi ích cụ thể và thiết thực cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân của cả hai bên, tạo động lực mới cho mối quan hệ Đối tác và Hợp tác Toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.
“Khi đi vào triển khai, EVFTA và EVIPA sẽ góp phần đẩy mạnh hợp tác, liên kết kinh tế khu vực Á – Âu; góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại và đầu tư bình đẳng, minh bạch và dựa trên luật lệ; đóng góp cho hòa bình, ổn định, phát triển của hai bên cũng như của hai khu vực Á – Âu và trên toàn thế giới. Chúng tôi khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng triển khai các hiệp định này trên thực tế”, bà Thu Hằng tuyên bố.
Xem thêm >> Thủ tướng Australia tuyên bố không để Trung Quốc ‘bắt nạt’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.