Việt Nam và Trung Quốc trong mắt nhà đầu tư nước ngoài: ‘Thúy Vân – Thúy Kiều’

Lê Anh - 12/03/2018 13:21 (GMT+7)

(VNF) – Với lợi thế về chi phí nhân công và những chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, Trung Quốc vẫn là "công xưởng thế giới" cho dù gần đây dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển dần sang các nước khác như Việt Nam.

VNF
Ford cam kết đầu tư lâu dài tại thị trường Việt Nam.

Cho tới hết năm 2011, Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu thế giới về thu hút vốn FDI với tổng số vốn lên tới 108 tỷ USD. Các nước xếp sau Trung Quốc như Brazil, Ấn Độ và Mỹ cũng chỉ thu hút được khoảng 60 tỷ USD mỗi nước.

Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đang mất dần vị trí thống lĩnh trong sự chọn của các nhà đầu tư quốc tế và phải nhường bớt thị phần cho các nền kinh tế mới nổi khác. Nhiều doanh nghiệp đang chuyển nhà máy sang Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan trong những năm gần đây.

Cách đây vài năm, môi trường kinh doanh tại Trung Quốc không thuận lợi, nhiều nhà đầu tư đã quyết định rút khỏi thị trường này và chuyển dịch dần dòng vốn đầu tư sang Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Nhật và Phương Tây cũng giảm dần đầu tư vào Trung Quốc.

FDI vào Trung Quốc trong tháng 1 chỉ tăng 0,3% so với năm ngoái sau khi giảm 9,2% tháng trước.

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang phải đối mặt với áp lực bên ngoài tương đối lớn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm nay do bất ổn của môi trường đầu tư toàn cầu. FDI vào Trung Quốc trong tháng 1 chỉ tăng 0,3% so với năm ngoái sau khi giảm 9,2% tháng trước.

Kể từ những năm 1980 sau chiến tranh, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu từ công ty dịch vụ tài chính SSI Research, các nhà máy sản xuất của nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu làm hàng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu đạt 155,24 tỷ USD trong năm 2017, tăng 23% so với năm 2016.

Chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam tăng 15,2% trong hai tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017, SSI Research cho biết thêm.

Forbes đã liệt kê những thuận lợi và hạn chế của Việt Nam và Trung Quốc với các nhà đầu tư nước ngoài:

1/ Hướng tới các mặt hàng khác nhau

Theo phân tích của Focus Economics, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam "chủ yếu tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như ô tô, đồ nột thất và hàng may mặc".

Trong khi đó, Trung Quốc tập trung sản xuất các thiết bị công nghệ cao như máy tính cá nhân và điện thoại thông minh. Đồng thời, các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc như Huawei và Oppo cũng đang dần dần khẳng định vị trí vững chắc của mình trên trường Quốc tế.

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam hàng năm đang thu về hàng chục tỷ USD.

Mặc dù thời gian vừa qua, Việt Nam đã nhận được những khoản đầu tư "khủng" từ các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung Electronics (6,5 tỷ USD) và Intel (1 tỷ USD). Tuy nhiên, Ford Motors và Formosa Steel vẫn là những "khách hàng ruột" của thị trường Việt Nam.

2. Chi phí lao động của Việt Nam thấp hơn

Trung Quốc đã từng nổi tiếng thế giới về chi phí sản xuất thấp, đưa nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào năm 2010, cao hơn rất nhiều so với xếp hạng thứ 9 vào năm 1980.

Hiện nay, sản xuất sản phẩm tại Trung Quốc chỉ rẻ hơn 4% so với tại Mỹ và nguyên nhân chủ yếu là do giá nhân công đã tăng 80% kể từ năm 2010. Chính quyền Bắc Kinh nhận ra điều đó nhưng họ không quan tâm khi đang chi hàng tỷ USD để dịch chuyển sang những ngành công nghệ cao và tập trung cho dịch vụ.

Chính quyền Bắc Kinh chi hàng tỷ USD để dịch chuyển sang những ngành công nghệ cao và tập trung cho dịch vụ.

Theo nhận định của ông Dustin Daugherty, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực kinh doanh của công ty tư vấn Dezan Shira & Associates tại Tp. Hồ Chí Minh, mức lương tối thiểu của Trung Quốc (325 USD/tháng) gần gấp đôi Việt Nam (khoảng 175 USD/tháng). Đồng thời thuế thu nhập doanh nghiệp của Trung Quốc cũng cao hơn Việt Nam.

"Khoảng 20 năm trước, các công ty đầu tư vào Trung Quốc như một phần của chiến lược giảm thiểu chi phí cho các thị trường toàn cầu. Bây giờ Việt Nam và những nước khác đang dần thay thế Trung Quốc", theo ông Adam McCarty, chuyên gia kinh tế trưởng của Mekong Economics tại Hà Nội.

3. Kinh doanh ở Việt Nam "dễ thở" hơn ở Trung Quốc

Nhà đầu tư nổi tiếng Mark Mobius, Chủ tịch Quỹ đầu tư Templeton, đã chia sẻ với Bloomberg: "Việt Nam nằm trong số các nền kinh tế sẽ thay thế vị trí của Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc 2 thập kỷ trước đây. Sự phát triển nhanh chóng của thị trường Việt Nam sẽ mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư".

Bà Deborah Elms, giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại châu Á tại Singapore cũng nhận định: "Cả hai nước đều phát triển nhanh, nhưng hoạt động kinh doanh ở Việt Nam "dễ thở" hơn".

Samsung là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

Theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), các quy định đối với đầu tư nước ngoài của Trung Quốc "ngặt nghèo" gấp 3 lần Việt Nam trong 9 lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực sản xuất.

Trong báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh mang tên Ease of Doing Business Ranking (Chỉ số thuận lợi kinh doanh) 2018 của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đứng thứ 68 trong bảng xếp hạng, cao hơn 10 bậc so với Trung Quốc, nền kinh tế đứng ở vị trí 78. Thứ hạng của Trung Quốc trong xếp hạng 2018 không thay đổi so với xếp hạng 2017.

Theo WB, Việt Nam "đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu thông qua nâng cấp hệ thống thông quan hàng hóa tự động và tăng giờ làm việc của hải quan".

4. Trung Quốc có thị trường tiêu dùng lớn hơn

Khoảng 1/3 trong số 92 triệu người Việt Nam sẽ là tầng lớp trung lưu hoặc cao hơn vào năm 2020, theo Boston Consulting Group. Nhưng con số này vẫn quá nhỏ bé so với ít nhất 420 triệu người Trung Quốc được xem là tầng lớp trung lưu ở thời điểm hiện tại.

Theo bà Deborah Elms: "Trung Quốc là một thị trường nội địa khổng lồ và luôn hấp dẫn các nhà đầu tư".

Mặc dù Trung Quốc hiện không còn là thị trường hấp dẫn hàng đầu cho các nhà đầu tư nước ngoài như trước kia, nước này vẫn thu hút hơn 2 nghìn tỷ USD vốn FDI mỗi năm, theo Tân Hoa Xã.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu tại uộc họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc .

"Chính quyền Trung Quốc sẽ có những chính sách giảm thuế và các quy định khác tạo điều kiện cho các nhà sản xuất", Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tuyên bố trong cuộc họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc tại Bắc Kinh mới đây.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cũng khẳng định nước này sẽ mở rộng tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay, đặc biệt thông qua bỏ rào cản đầu tư cho ngành dịch vụ và giảm bớt các giới hạn quyền sở hữu trong một số lĩnh vực nhất định.

Động thái này là một sự trấn an cho nhà đầu tư quốc tế đang muốn tham gia ngành tài chính trị giá nhiều ngàn tỷ USD của Trung Quốc nhưng luôn nản lòng bởi các quy định và tốc độ cải cách thị trường.

>> Việt Nam vượt Trung Quốc thành nước có tốc độ thịnh vượng nhanh nhất thế giới

Theo Forbes
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
BĐS Đà Nẵng vào chu kỳ mới, giá chung cư lên tới 150 triệu/m2

BĐS Đà Nẵng vào chu kỳ mới, giá chung cư lên tới 150 triệu/m2

(VNF) - Sau thời gian trầm lắng, thị trường bất động sản Đà Nẵng ghi nhận sự sôi động nhiều dự án mới được khởi công, các dự án cũ sau thời gian tạm dừng nay cũng đã tái khởi động.

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

(VNF) - Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2021 - 2026, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị phân công, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trước khi bị khởi tố, ‘trùm cuối’ đội lái cổ phiếu KDM là ai?

Trước khi bị khởi tố, ‘trùm cuối’ đội lái cổ phiếu KDM là ai?

(VNF) - Ông Nguyễn Khánh Toàn (sinh năm 1979), người bị cáo buộc cầm đầu đường dây thao túng thị trường chứng khoán với cổ phiếu KDM từng tham gia điều hành một doanh nghiệp đình đám khác khác trên sàn.

Xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền, hết nguy cơ mất tiền trong tài khoản?

Xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền, hết nguy cơ mất tiền trong tài khoản?

(VNF) - Nhiều người băn khoăn xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền sẽ chặn được những loại lừa đảo nào và có còn nguy cơ mất tiền trong tài khoản không?

Đầu tư khu dân cư 1.000 tỷ, tiềm lực Địa ốc Phương Đông thế nào?

Đầu tư khu dân cư 1.000 tỷ, tiềm lực Địa ốc Phương Đông thế nào?

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh Địa ốc Phương Đông trúng đấu giá Dự án Khu dân cư nông thôn mới Minh Tân tại xã Minh Tân huyện Kiến Thụy, Hải Phòng với giá trúng đấu giá là hơn 190 tỷ đồng, tổng mức đầu tư dự án gần 1.000 tỷ đồng.

Kinh tế bấp bênh, người dân Trung Quốc đổ xô mua vé số

Kinh tế bấp bênh, người dân Trung Quốc đổ xô mua vé số

(VNF) - Doanh số bán xổ số tăng vọt, nhiều cửa tiệm "cháy hàng" khi nhiều người dân Trung Quốc tìm cách làm giàu nhanh chóng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm hơn mong đợi.

Coteccons được vinh danh trong danh sách Fortune Southeast Asia 500

Coteccons được vinh danh trong danh sách Fortune Southeast Asia 500

(VNF) - Fortune - tạp chí kinh doanh nổi tiếng toàn cầu lần đầu tiên công bố danh sách những công ty lớn nhất Đông Nam Á, trong đó, tính riêng về ngành xây dựng, Coteccons là đại diện vinh dự góp mặt trong danh sách này.

Tập đoàn Đất Quảng của đại gia Nguyễn Viết Dũng bất ngờ đổi tên

Tập đoàn Đất Quảng của đại gia Nguyễn Viết Dũng bất ngờ đổi tên

(VNF) - Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Quảng của ông Nguyễn Viết Dũng đã bất ngờ thay đổi tên doanh nghiệp thành Công ty cổ phần Vincent land Group.

Hưng Yên: Tìm DN bỏ vốn 1.000 tỷ làm khu nhà ở tại Khoái Châu

Hưng Yên: Tìm DN bỏ vốn 1.000 tỷ làm khu nhà ở tại Khoái Châu

(VNF) - Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hưng Yên vừa thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm đến dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở thương mại phía Bắc đường ĐH.57 tại Huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng

'Cá mập' bạc tỷ: Đình đám trên Shark Tank, mắc cạn ngoài thương trường

'Cá mập' bạc tỷ: Đình đám trên Shark Tank, mắc cạn ngoài thương trường

(VNF) - Xuất hiện trên “ghế nóng” Shark Tank Việt Nam trong vai trò nhà đầu tư, là những người có thể tạo ra các thương vụ bạc tỷ nâng tầm startup Việt nhưng bước ra ngoài “bể cá mập”, bản thân các “shark” cũng “mắc cạn” với doanh nghiệp của mình khi liên tiếp dính phải lùm xùm, làm ăn thua lỗ, thậm chí là vướng vào vòng lao lý.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.