Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trong tờ trình gửi đến các cổ đông mới đây, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) cho biết tháng 1/2019, Vietcombank hoàn thành phát hành khoảng 3% vốn điều lệ (VĐL) cho nhà đầu tư nước ngoài GIC và cổ đông hiện hữu Mizuho, mang lại nguồn thặng dư gần 5.000 tỷ. Sau phát hành, VĐL của Vietcombank đã tăng lên hơn 37 nghìn tỷ.
Tuy nhiên, Vietcombank mới hoàn thành được khoảng 1/3 kế hoạch tăng vốn đã xác định theo phương án phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt đầu năm 2018. Hiện tại, VĐL của Vietcombank đang thấp hơn mức kế hoạch tại Phương án cơ cấu lại đã được NHNN phê duyệt tương ứng cho năm 2020 khoảng 21.100 tỷ đồng.
"Vốn điều lệ là chỉ báo quan trọng trong xem xét, đánh giá cấu trúc vốn của các ngân hàng khi xem xét đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Việc tăng quy mô vốn điều lệ cũng sẽ tạo điều kiện để Vietcombank mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đầu tư cho các dự án chuyển đổi để nâng cao năng lực quản trị và hoạt động của ngân hàng", tờ trình của Vietcombank nêu rõ.
Do đó, ban lãnh đạo Vietcombank cho rằng cần phải tiếp tục thực hiện tăng vốn điều lệ, tăng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2020 - 2021 nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị để từng bước hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược.
"Nếu không tăng được vốn, Vietcombank sẽ không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế của Vietcombank, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Vietcombank cũng như đóng góp của Vietcombank cho ngân sách nhà nước", ban lãnh đạo ngân hàng này nhấn mạnh.
Theo đó, Vietcombank dự kiến trình cổ đông 2 cấu phần tăng vốn.
Cấu phần thứ nhất là phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ chi trả cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu. Tỷ lệ chi trả cổ tức là 18%, nghĩa là mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại thời điểm phát hành sẽ được nhận tối đa 18 cổ phiếu.
Thời gian thực hiện dự kiến trong nửa cuối năm 2020, thời điểm cụ thể giao cho HĐQT quyết định sau khi được chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vốn điều lệ sau chia cổ tức dự kiến tăng thêm 6.675 tỷ đồng lên 43.764 tỷ đồng.
Cấu phần thứ hai là phát hành cổ phiếu riêng lẻ với quy mô tương đương 6,5% VĐL của Vietcombank tại thời điểm chào bán.
Đối tượng chào bán là nhà đầu tư tổ chức có tiềm lực tài chính, có thể bao gồm một hoặc một số cổ đông hiện hữu của Vietcombank. Số lượng chào bán tối đa 99 nhà đầu tư.
Khối lượng phát tối đa là 241.077.034 cổ phiếu. Trong đó, phát hành cho các nhà đầu tư dự kiến 204.915.263 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 5,19% tổng số cổ phiếu sau phát hành; phát hành cho đối tác chiến lược (Ngân hàng Mizuho Nhật Bản) để giữ tỷ lệ sở hữu tối thiểu 15% (dự kiến 36.161.771 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,92% tổng số cổ phiếu sau phát hành) trên cơ sở quyết định đầu tư của Ngân hàng Mizuho.
Giá phát hành được xác định trên nguyên tắc: không thấp hơn (i) giá định giá của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp, và (ii) bình quân số học của giá đóng cửa của 10 phiên giao dịch (trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM) liền kề trước ngày nhà đầu tư thông báo mua
Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2020-2021. Việc chuyển nhượng cổ phần chào bán riêng lẻ bị hạn chế 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.