'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo tài chính mới công bố của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho thấy, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2017 của Vietcombank lên đến 11.337 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2016. Con số lãi 11.018 tỷ đồng mà lãnh đạo ngân hàng này đưa ra trước đó là mức lãi riêng lẻ.
Mức lãi vượt trội của Vietcombank năm qua được nhận định là còn "khiêm tốn" bởi ngân hàng này hoàn toàn có thể ghi nhận mức lãi cao hơn nếu giảm mức độ trích lập dự phòng. Hiện tỷ lệ bao nợ xấu (dự phòng nợ xấu trên tổng nợ xấu) thuộc hàng cao nhất hệ thống, nghĩa là trích lập dự phòng đầy đủ nhất, thậm chí vượt lượng cần trích lập, hay theo cách nói của Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành là "không thể trích hơn".
Tất nhiên, lợi nhuận "hụt đi" do Vietcombank trích lập dự phòng "quá thận trọng" không mất đi đâu cả và sẽ được hoàn nhập với lượng lớn vào các năm tới. Đây là "lợi thế vượt trội" đầu tiên của Vietcombank trong cuộc đua lợi nhuận ngân hàng năm 2018 và nhiều năm sau.
"Lợi thế vượt trội" thứ hai của Vietcombank là về lượng nguồn vốn giá rẻ.
Theo tiết lộ của Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành, đến hết năm 2017, cơ cấu tiền gửi giá rẻ đã chiếm đến gần 50% trong tổng huy động vốn của Vietcombank. "Điều đó tạo cơ sở để Vietcombank có điều kiện giảm thấp nhất mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường tín dụng", ông Nghiêm Xuân Thành cho hay.
Nhìn sơ bộ thông qua báo cáo tài chính cũng có thể thấy ngay lợi thế này của Vietcombank.
Tính đến hết năm 2017, Vietcombank có tới 200.989 tỷ đồng tiền gửi khách hàng không kỳ hạn, chiếm đến 28,4% tổng tiền gửi khách hàng – tỷ lệ cao hàng đầu trong hệ thống ngân hàng.
Xét về vốn vay liên ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng tại Vietcombank lên đến 51.968 tỷ đồng, chiếm tới 77,6% tổng vốn vay liên ngân hàng.
Đặc biệt, tiền gửi thanh toán của Kho bạc Nhà nước tại Vietcombank đạt con số khổng lồ 165.081 tỷ đồng, gấp gần 4 lần năm 2016 nhờ việc "ôm trọn" thương vụ thoái vốn Nhà nước tại Sabeco.
Lượng nguồn vốn giá rẻ này có thể coi là lợi thế lớn nhất, vượt trội nhất của Vietcombank. Trong bối cảnh các ngân hàng phải đồng loạt giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo điều hành của Chính phủ, lợi thế này càng tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn bao giờ hết.
Nhưng vốn rẻ vẫn chưa phải là "lợi thế vượt trội" cuối cùng của Vietcombank. Tại hội nghị triển khai kinh doanh năm 2018 vừa qua, Chủ tịch Nghiêm Xuân Thành cho hay: "Thống đốc đã phê duyệt quyết định cho phép Vietcombank phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, nếu giao dịch này thành công trong những tháng đầu năm 2018 thì thực sự là một tín hiệu rất tốt với thị trường, là một tiếng vang đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam".
Xét trên khía cạnh tài chính, nếu bán vốn thành công cho đối tác ngoại, vốn chủ sở hữu – chỉ tiêu tài chính biểu thị sức mạnh tài chính tự có - của Vietcombank hoàn toàn có thể vượt VietinBank để trở thành ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống. Hiện nguồn vốn này của Vietcombank kém VietinBank chưa đến 10.000 tỷ đồng
Vốn chủ sở hữu tăng lên cho phép Vietcombank gia tăng mạnh hơn nữa hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng bán lẻ, mà vẫn giữ nguyên chiến lược trọng tính an toàn. Lợi nhuận, theo đó, sẽ tiếp tục "cuồn cuộn" chảy về ngân hàng này.
Ngoài các lợi thế trên, riêng năm 2018, Vietcombank sẽ nhận được trợ lực tài chính lớn từ các thương vụ thoái vốn khỏi MB và Eximbank. Với diễn biến giá cổ phiếu của MB và Eximbank rất thuận lợi như hiện nay, dự kiến Vietcombank sẽ thu về trên 1.000 tỷ đồng từ các thương vụ thoái vốn này.
Vietcombank hiện đang giữ "ngôi vương" lợi nhuận ngân hàng và với những "lợi thế vượt trội" hiện có, ngân hàng này sẽ còn giữ "ngôi vương" không chỉ một mà còn trong nhiều năm tới.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.