Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang từ tháng 4 khi Mỹ “bắn phát súng khai cuộc” với mức thuế 25% lên khối hàng hóa trị giá 50 tỷ USD mà nước này nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đến tháng 9, Mỹ tiếp tục tăng thêm 10% thuế quan lên 200 tỷ USD sản phẩm nhập khẩu Trung Quốc. Theo đó, giá trị số hàng hóa Trung Quốc phải chịu thuế tăng lên tổng cộng 250 tỷ USD, tương đương một nửa kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ năm 2017.
Đáp lại, Trung Quốc cũng trả đũa với mức thuế 25% trên 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ và tiếp đó là mức thuế từ 5% đến 10% trên 60 tỷ USD hàng nhập khẩu khác nữa của Mỹ.
Tuy nhiên, tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở thủ đô Buenos Aires của Argentina ngày 1/12 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí "đình chiến" thương mại trong 90 ngày để đàm phán.
Theo đó, Phía Mỹ sẽ hoãn tăng thuế từ mức 10% hiện nay lên 25% đối với gói hàng hóa nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc đồng ý mua một lượng lớn các mặt hàng nông sản, năng lượng và các sản phẩm khác của Mỹ nhằm giảm thâm hụt thương mại, đồng thời giảm và dỡ bỏ thuế đánh vào mặt hàng ô tô nhập khẩu từ Mỹ xuống dưới mức 40% hiện nay.
Phong trào biểu tình "Áo vàng" (loại áo bảo hộ màu sáng mà lái xe mặc mỗi khi xe gặp sự cố) của những người phản đối chính sách tăng thuế nhiên liệu của chính phủ Pháp bùng lên từ tháng 11. Tuy nhiên, cho tới đầu tháng 12, phong trào này đã chuyển thành những cuộc xung đột và phá hoại tại Paris.
Với ý định ban đầu là phản đối việc tăng thuế nhiên liệu, rất nhanh sau đó phong trào phản đối được tăng cấp độ thành cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Emmanuel Macron, cáo buộc chính quyền của ông Macron đã ra các chính sách gây tổn thất nặng nề cho một bộ phận dân nghèo, thu nhập thấp.
Ngày 4/12, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã công bố tạm dừng chính sách tăng thuế nhiên liệu vào năm tới, động thái được cho là để xoa dịu tình hình bạo loạn của phe biểu tình “Áo vàng”.
Phong trào tại Pháp sau đó đã lan rộng sang nhiều nước châu Âu. Hàng nghìn người hôm 15/12 tuần hành ở thủ đô Rome (Italy), để phản đối luật chống nhập cư mới của chính phủ. Tại Áo, khoảng 17.000 người ở thủ đô Vienna đổ xuống đường để phản đối chính sách di cư, đồng thời yêu cầu giảm ngày làm việc và bãi bỏ các biện pháp khắc khổ.
Ông Khashoggi, một nhà báo của tờ Washington Post, đã mất tích từ ngày 2/10 sau khi ông bước vào Lãnh sự quán Arab Saudi tại Istanbul để lấy giấy tờ làm thủ tục đăng ký kết hôn với bạn gái người Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước khi mất tích, ông Khashoggi thường xuyên có những bài viết chỉ trích Arab Saudi vì chính sách đối ngoại và việc đàn áp những người bất đồng chính kiến. Người này đã tới Mỹ sống lưu vong từ năm 2017 do lo sợ bị chính phủ Arab Saudi trả thù.
Sau nhiều lần bác bỏ, Arab Saudi thừa nhận Khashoggi bị giết trong lãnh sự quán sau khi thất bại trong việc thuyết phục nhà báo này về nước. Riyadh hôm 15/11 đã truy tố 11 người liên quan đến vụ ám sát, trong đó 5 nghi phạm đối mặt với án tử hình.
Vụ sát hại Khashoggi làm dấy lên làn sóng phẫn nộ toàn cầu do nhóm sát thủ bị cáo buộc có những hành động "man rợ" như cưa xác và dùng axit tiêu hủy thi thể nạn nhân, đồng thời châm ngòi cho cuộc khủng hoảng ngoại giao tại Arab Saudi. Các nước Mỹ, Pháp, Đức đã áp lệnh trừng phạt với những quan chức bị nghi ngờ liên quan đến sự việc. Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman hứng chịu nhiều áp lực từ dư luận khi bị nghi ngờ là người đứng sau vụ sát hại Khashoggi.
Thượng viện Mỹ mới đây thông qua nghị quyết cáo buộc Thái tử Mohammed ra lệnh giết Khashoggi nhưng chính quyền Tổng thống Donald Trump nhiều lần khẳng định không có bằng chứng trực tiếp cho thấy Thái tử liên quan đến vụ giết nhà báo và liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ đồng minh giữa Washington và Riyadh.
Mỹ, Anh và Pháp ngày 14/4 phóng 105 tên lửa hành trình vào ba mục tiêu ở Syria nhằm đáp trả việc nước này bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường.
Lầu Năm Góc khẳng định họ đã đánh trúng cả ba mục tiêu liên quan đến vũ khí hóa học và không tên lửa nào bị bắn hạ. Trong khi Thượng tướng Sergey Rudskoy, Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, cho rằng chỉ không quá 22 tên lửa trong số 105 tên lửa của liên quân đánh trúng mục tiêu tại Syria.
Trên thực tế, cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh không khiến Chính phủ Syria run sợ mà thậm chí quân đội nước này còn củng cố thêm nhiều vùng đất khi liên tục đẩy lùi các nhóm nổi dậy khỏi căn cứ của chúng.
Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 20/12 đăng video cho thấy một đoàn xe quân sự của Mỹ rời khỏi căn cứ không được tiết lộ ở Syria.
Video được công bố chỉ một ngày sau khi phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết Washington đã bắt đầu đưa binh lính về nước, nhưng không nói rõ đây có phải toàn bộ 2.000 lính Mỹ ở Syria hay không.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tuyên bố trên Twitter rằng Mỹ "đã đánh bại IS ở Syria", dường như ám chỉ việc rút quân khỏi quốc gia Trung Đông này như lời hứa ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính (CFO) Huawei Mạnh Văn Chu (Meng Wanzhou), con gái của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, bị bắt hôm 1/12 tại Vancouver, Canada.
Bà Mạnh bị cáo buộc vi phạm các lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt lên Iran đồng thời đứng trước nguy cơ bị dẫn độ về Mỹ để xét xử.
Trong phiên tòa tại Vancouver ngày 11/12, thẩm phán William Ehrcke đã ra phán quyết cho phép bà Mạnh tại ngoại với số tiền bảo lãnh 7,4 triệu USD và một số điều kiện khác.
Vụ bắt giữ bà Mạnh Văn Chu khiến nhiều quan chức Trung Quốc nổi giận, họ nhanh chóng lên tiếng chỉ trích Canada và dọa sẽ có “những hậu quả thảm khốc” nếu bà Mạnh không được thả.
Bất đồng giữa Canada và Trung Quốc tiếp tục leo thang sau khi Bắc Kinh liên tiếp ra lệnh bắt giữ 2 công dân Canada và cảnh báo sẽ tiếp tục “đáp trả” nếu Canada tiếp tục giam giữ bà Mạnh.
Cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái Yulia được phát hiện trong tình trạng nguy kịch ở thành phố Salisbury (Anh) hôm 4/3, do bị tấn công bằng chất độc.
Anh cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc và cùng hàng chục các quốc gia phương Tây trục xuất 150 nhà ngoại giao Nga. Đây là vụ trục xuất nhà ngoại giao tập thể lớn nhất kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Bác bỏ cáo buộc, Nga cũng đáp trả tương xứng với quyết định trục xuất 150 nhà ngoại giao phương Tây đồng thời cảnh báo các động thái của phương Tây có thể đẩy thế giới vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Cảnh sát Anh hồi tháng 9 đã công bố 2 nghi phạm được cho là có liên quan tới kế hoạch đầu độc cha con ông Skripal tuy nhiên Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định hai người này chỉ là những công dân bình thường và không liên quan đến bất cứ hoạt động phạm pháp nào.
Cho tới nay, Anh vẫn từ chối cung cấp bằng chứng để chứng minh cho cáo buộc Nga có liên quan đến vụ việc Skripal. Anh cũng từ chối điều tra chung với Nga về vụ việc này.
FIFA World Cup 2018 là giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 21 được tổ chức tại Nga. Đây là lần đầu tiên, giải được tổ chức tại một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại một quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Giải đấu diễn ra từ ngày 14/6 đến 15/7. Pháp đã lên ngôi vô địch sau khi hạ Croatia.
Theo tính toán, Nga mạnh tay đầu tư tới 14 tỷ USD cho mùa World Cup 2018. Con số này nhiều hơn 2 tỷ USD so với Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 tại Brazil, gấp 3 lần Nam Phi và là kỳ World Cup đắt nhất trong lịch sử.
Theo số liệu từ Forbes, tổng số tiền mà FIFA đã chi ra cho World Cup 2018 lên đến 791 triệu USD, tăng khoảng 40% so với số tiền bỏ ra tại World Cup 2014 là 576 triệu USD và tăng gấp 40 lần trong vòng 36 năm.
Chủ tịch FIFA Gianni Infantin nói rằng World Cup 2018 tại Nga là "kỳ World Cup tuyệt vời nhất" và cả thế giới "đã phải lòng Nga" sau khi họ tổ chức giải đấu.
Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook đã bị lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hồi tháng 3 khi hơn 50 triệu người dùng mạng xã hội này bị Cambridge Analytica, một công ty phân tích dữ liệu của Anh, lấy cắp và sử dụng thông tin cá nhân trái phép mà họ không hề hay biết
Sau đó Facebook đã đưa ra con số chính xác lượng người dùng bị ảnh hưởng bởi sự việc. Theo đó không chỉ hơn 50 triệu người dùng bị lấy cắp thông tin như công bố ban đầu mà con số này lên đến hơn 87 triệu người dùng, phần lớn trong số đó là người dùng tại Mỹ, với hơn 70,6 triệu người dùng bị ảnh hưởng.
Ngày 10/4, nhà sáng lập và là Giám đốc điều hành (CEO) Facebook Mark Zuckerberg đã tham dự phiên điều trần đầu tiên trước Quốc hội Mỹ.
Phát biểu tại buổi điều trần, ông chủ Facebook đã xin lỗi và thừa nhận trách nhiệm vì đã hành động không đủ để ngăn chặn vụ bê bối để lộ thông tin người dùng xảy ra vừa qua. Tài sản của Mark cũng đã giảm đáng kể sau bế bối rò rỉ dữ liệu của Facebook
Sau loạt căng thẳng kéo dài, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chính thức có buổi gặp thượng đỉnh tại Singgapore ngày 12/6. Đây được xem là bước khởi đầu mở ra trang mới cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Sau cuộc gặp Thượng đỉnh lịch sử với ông Trump, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cam kết phi hạt nhân hóa “hoàn toàn” trên Bán đảo Triều Tiên nhưng không đề cập cụ thể về khung thời gian hay các biện pháp, điều vốn là điểm chủ chốt trong quá trình dẫn tới thượng đỉnh.
Một trong những điều được xem là nhượng bộ lớn nhất đối với Bình Nhưỡng, là việc ông Trump tuyên bố sẽ chấm dứt “trò chơi chiến tranh” với Hàn Quốc, khi đề cập tới các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn mà lâu nay vẫn bị Triều Tiên chỉ trích.
Tuy nhiên, Mỹ ngày 10/12 đã ban hành lệnh trừng phạt lên 3 quan chức Triều Tiên với cáo buộc về vi phạm nhân quyền, trong đó có một quan chức được xem là "cánh tay phải" của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Chủ tịch Ủy ban Hướng dẫn và Tổ chức của Đảng Lao động Triều Tiên Choe Ryong-hae.
Triều Tiên đã lên án lệnh trừng phạt này và cảnh báo rằng động thái này có thể “chặn vĩnh viễn con đường tới phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Đội bóng Lợn Hoang gồm 12 cầu thủ nhí (tuổi từ 11-16) và huấn luyện viên mắc kẹt trong hang Tham Luang tỉnh Chiang Rai (Thái Lan) hôm 23/6 vì nước dâng lên quá cao, chặn lối đi ra. Họ được tìm thấy đêm 2/7, tức 10 ngày sau đó.
Sau nhiều ngày lập kế hoạch, thảo luận các phương án, chiến dịch giải cứu được tiến hành theo ba đợt trong sự dõi theo và cầu nguyện của cả thế giới. Các thiếu niên lần lượt được đưa ra ngoài qua những ngách hang hẹp ngập nước. Người cuối cùng được giải cứu vào ngày 10/7, kết thúc một trong những chiến dịch tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn nhất trên thế giới.
Supat Khamsueb, một thành viên của đội cứu hộ nói rằng những cậu bé đã sống sót nhờ uống nước chảy từ vách đá vôi, nằm im một chỗ, hạn chế vận động và chưa bao giờ ngừng hy vọng sẽ có người tới giải cứu.
Cùng với đó, việc những đứa trẻ có nền tảng thể lực tốt nhờ thường xuyên tập luyện thể thao giúp chúng có thể chống chọi trong nhiều ngày.
Xem thêm >> Điểm danh những thương vụ M&A ‘đình đám’ trong năm 2018
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.