Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo dữ liệu của Hiệp hội Hàng công nghệ tiêu dùng và báo cáo phân tích từ hãng tư vấn The Trade Partnership, chi phí thuế quan mà các doanh nghiệp Mỹ phải trả cho các sản phẩm công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc tăng vọt trong tháng 10, lên tới 1,3 tỷ USD.
Theo đó, so với cùng kỳ năm ngoái, các doanh nghiệp Mỹ phải chi thêm khoảng 1 tỷ USD tiền thuế để nhập khẩu các sản phẩm công nghệ Trung Quốc.
Những tháng gần đây, Trung Quốc và Mỹ trả đũa lẫn nhau bằng cách liên tiếp áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. Đặc biệt, các sản phẩm công nghệ, bao gồm tất cả các sản phẩm từ bảng mạch in đến máy chủ máy tính và thậm chí là máy hút bụi, đều phải chịu mức thuế quan cao hơn.
Việc không bên nào chịu "xuống nước" đã làm rung chuyển các thị trường tài chính và phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu.
Hồi tháng 4, Mỹ đã “bắn phát súng khai cuộc” với mức thuế 25% lên khối hàng hóa trị giá 50 tỷ USD mà nước này nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đến tháng 9, Mỹ tiếp tục tăng thêm 10% thuế quan trên 200 tỷ USD các sản phẩm nhập từ Trung Quốc, và cho biết thuế suất sẽ tăng lên 25% vào tháng 1 năm tới nếu Trung Quốc không chịu nhượng bộ thương mại.
Với đòn mới nhất của ông Trump, giá trị số hàng hóa Trung Quốc phải chịu thuế tăng lên tổng cộng 250 tỷ USD, tương đương nửa kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ năm 2017 là 505 tỷ USD.
Đáp lại, Trung Quốc cũng trả đũa với mức thuế 25% trên 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ và tiếp đó là mức thuế từ 5% đến 10% trên 60 tỷ USD hàng nhập khẩu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã nhiều lần cảnh báo tiếp tục áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 267 tỷ USD nếu hai bên không thể đạt một thỏa thuận.
Tuy nhiên, tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở thủ đô Buenos Aires của Argentina ngày 1/12 vừa qua, ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thỏa thuận "đình chiến thương mại". Theo đó, hai bên nhất trí hoãn áp thuế bổ sung trong khi tiến hành đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại trong vòng 90 ngày.
Phía Mỹ sẽ hoãn tăng thuế từ mức10% hiện nay lên 25% đối với gói hàng hóa nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc đồng ý mua một lượng lớn các mặt hàng nông sản, năng lượng và các sản phẩm khác của Mỹ nhằm giảm thâm hụt thương mại, đồng thời giảm và dỡ bỏ thuế đánh vào mặt hàng ôtô nhập khẩu từ Mỹ xuống dưới mức 40% hiện nay.
Theo số liệu mới được công bố ngày 6/12 của Bộ Thương mại Mỹ, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 10 lên tới 55,5 tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 10/2008.
Đặc biệt, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với riêng Trung Quốc trong tháng 10 nhảy vọt lên mức cao nhất mọi thời đại là 43,1 tỷ USD.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp thâm hụt thương mại của Mỹ tăng. Trước đó, trong tháng 9, cán cân thương mại của nền kinh tế lớn nhất thế giới thâm hụt 54,6 tỷ USD.
Xem thêm >> Trung Quốc: Loạt động thái nhằm ‘hạ nhiệt’ căng thẳng thương mại với Mỹ
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.