'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Do cơ chế đấu thầu và thay đổi nhân sự
Theo đại diện Công ty TNHH Viettel - CHT (Viettel IDC) - Tập đoàn Viettel, tháng 8/2016, Viettel triển khai và đưa vào vận hành dự án Trung tâm dữ liệu chính cho UBND TP.Hà Nội để triển khai Chính phủ điện tử, thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Ban đầu Viettel đầu tư cơ sở hạ tầng, chi phí con người, máy móc thiết bị, sau đó thành phố trả phí dịch vụ thuê hàng tháng. Từ tháng 11/2017, Viettel tiếp tục bỏ tiền ra đầu tư giai đoạn 2, mở rộng hệ thống gấp 3 lần theo yêu cầu của thành phố.
Tuy nhiên, UBND TP.Hà Nội mới ký hợp đồng kinh tế và trả chi phí cho Viettel giai đoạn từ tháng 8/2016 - 4/2018. Từ đó đến nay, thành phố vẫn sử dụng dịch vụ trên hệ thống hạ tầng do Viettel cung cấp để triển khai dịch vụ công trực tuyến nhưng không ký hợp đồng, không thanh toán tiền cước sử dụng dịch vụ cho phía Viettel. “Nợ tồn đọng lũy kế đến nay đã hơn 200 tỷ đồng. Mỗi tháng Viettel phải chi trả một khoản chi phí rất lớn cho vận hành, phí điện tiêu thụ. Trong khi vốn đầu tư và chi phí vận hành chúng tôi phải đi vay. Cán bộ công nhân viên bị ảnh hưởng nhiều về thu nhập hơn 2 năm nay”, đại diện Viettel IDC cho biết.
Đại diện công ty cho biết thêm, đã gửi hàng chục công văn đến UBND TP.Hà Nội, nhưng Hà Nội liên tục có công văn đề nghị công ty hỗ trợ. “Do dịch COVID-19 bùng phát, chúng tôi đã hỗ trợ thành phố chống dịch để đảm bảo an sinh xã hội. Sau đó, UBND TP Hà Nội họp và chốt trước 30/6 sẽ ký hợp đồng và thanh toán nợ cho Viettel. Đến nay, hạn 30/6 đã qua vẫn không có giải pháp. Chúng tôi buộc phải ngừng cung cấp dịch vụ để giảm thiểu chi phí phát sinh thêm”, đại diện Viettel IDC nói.
Cũng theo đại diện Viettel IDC, nguyên nhân được phía Hà Nội đưa ra là do những vướng mắc trong cơ chế đấu thầu và việc thay đổi nhân sự của Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội.
Theo lộ trình, phía Viettel IDC sẽ ngừng cung cấp dịch vụ cho UBND TP.Hà Nội từ 0 giờ ngày 4/7. Dịch vụ sẽ được cung cấp trở lại khi Viettel IDC nhận được thanh toán công nợ đang tồn đọng.
Trong thời gian từ 30/6 đến hết ngày 3/7, công ty có văn bản đề nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện sao lưu dữ liệu trước khi ngừng dịch vụ, chủ động triển khai các phương án đảm bảo hệ thống hành chính công của thành phố không bị gián đoạn. Sau ngày 3/7, đơn vị sẽ không chịu trách nhiệm về dữ liệu của Hà Nội khi ngừng dịch vụ.
Không để gián đoạn dịch vụ công
Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Giám đốc phụ trách Sở TT&TT Hà Nội lý giải, việc chậm thanh toán với Viettel IDC vì vướng một số cơ chế chính sách đấu thầu, Sở TT&TT đang tích cực phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành để có phương án tháo gỡ; tránh làm gián đoạn các thủ tục hành chính công trực tuyến.
Theo bà Hương, hiện phần lớn các thủ tục hành chính Hà Nội triển khai trên dịch vụ công trực tuyến, nhất là trong lĩnh vực giáo dục (2.444 trường) đang được triển khai rộng rãi. Sắp tới là những kỳ thi vào các cấp của học sinh, chính vì vậy việc dừng cổng dịch vụ công trực tuyến sẽ ảnh hưởng không nhỏ.
Đại diện UBND TP.Hà Nội cho biết thêm, thành phố đã yêu cầu các sở ngành phối hợp, khẩn trương tổ chức đấu thầu dịch vụ công trực tuyến của thành phố để thanh toán khoản nợ cho phía Viettel IDC. Trước đó, Viettel từng cắt server do chậm thanh toán kinh phí từ phía Hà Nội.
Theo một chuyên gia đấu thầu, cái khó của Hà Nội là cơ chế đấu thầu, bởi khi đấu thầu phải minh bạch, công khai, công bằng, rất nhiều đơn vị có khả năng gửi hồ sơ dự thầu. Điểm mặt các đơn vị có khả năng cho thuê server hay Saas (phần mềm dạng dịch vụ) như: VNPT, CMC, VCCorp…
Nếu Viettel không trúng thầu thì Hà Nội rất khó để có kinh phí trả cho Viettel. Còn nếu dùng hình thức chỉ định thầu thì rất dễ vướng phải lùm xùm như vụ việc Nhật Cường trước đây.
Trước Viettel IDC, Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường được lựa chọn triển khai nhiều gói đấu thầu liên quan đến thuê dịch vụ cung cấp phần mềm khai thác cơ sở dữ liệu dân cư, triển khai dịch vụ công trực tuyến…
Từ tháng 5/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường, và nhiều đồng phạm để điều tra về hành vi buôn lậu; rửa tiền; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; và vi phạm quy định về đấu thầu bùi Quang Huy hiện đang bỏ trốn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.