VinaCapital: USD tăng giá là rủi ro trước mắt lớn nhất đối với TTCK Việt Nam

Minh Tuệ - 29/11/2024 16:38 (GMT+7)

(VNF) - Ông Michael Kokalari, đại diện VinaCapital, cho rằng sau khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ, rủi ro trước mắt lớn nhất đối với TTCK Việt Nam là khả năng đồng USD tiếp tục tăng giá

"Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhất ở Châu Á trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Donald Trump. Mặc dù nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Trump có thể sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam như lần đầu, nhưng rủi ro rất thấp rằng các chính sách thuế quan của ông sẽ làm gián đoạn đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam", ông Michael Kokalari, CFA Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital, đã nhấn mạnh trong báo cáo vừa công bố.

Việc ông Trump tái đắc cử đã khiến một số tạp chí quốc tế cảnh báo rằng các chính sách thuế quan của ông có thể làm suy yếu nền kinh tế Việt Nam một cách nghiêm trọng. VinaCapital cho rằng đây là những nhận định cực kỳ bi quan vì những tuyên bố này không kèm theo bất kỳ bằng chứng giải thích vì sao Việt Nam lại chịu đựng sự suy giảm GDP nghiêm trọng như vậy.

Phản hồi ý kiến cho rằng các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể trì hoãn hoặc giảm bớt đầu tư vào Việt Nam nếu ông Trump tiếp tục thực hiện kế hoạch áp dụng thuế suất 10-20% đối với tất cả các quốc gia (trừ Trung Quốc), ông Michael Kokalari cho hay các khoản đầu tư từ các công ty lớn của Hàn Quốc vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam. Nguyên nhân là do tiền lương ở các nhà máy của Hàn Quốc cao gấp gần 10 lần so với ở Việt Nam và Hàn Quốc đang có tốc độ già hóa dân số nhanh hơn cả Nhật Bản vào thời kỳ đỉnh điểm của sự suy giảm nhân khẩu học.

Theo đó, các công ty này khó có thể thay đổi kế hoạch sản xuất tại Việt Nam nếu xuất khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam sang Mỹ gặp phải các gánh nặng thuế quan tương tự, và có thể Việt Nam thậm chí còn được hưởng đãi ngộ thuế quan thuận lợi hơn so với các quốc gia xuất khẩu tại Châu Á khác dưới thời ông Trump.

Nhận định về mục tiêu và chiến lược của ông Trump, theo chuyên gia VinaCapital, vị tổng thống này muốn đưa các công việc sản xuất quay trở lại Mỹ. Ông đã công khai về ý định sử dụng thuế quan để đạt được mục tiêu này trong suốt chiến dịch tranh cử của mình. Mục tiêu thứ hai nhằm khuyến khích việc đưa công việc sản xuất trở lại Mỹ và sẽ có lợi cho Việt Nam vì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã linh hoạt điều tiết tỷ giá VND theo đồng USD (VND yếu hơn sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường toàn cầu ).

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, ở khía cạnh rủi ro, ông Michael Kokalari cũng cho hay việc sử dụng thuế quan như một chiến lược đàm phán để đưa công việc sản xuất trở lại Mỹ – sẽ có ảnh hưởng trung lập về mặt kinh tế đối với Việt Nam vì một số lý do.

"Chúng ta cần phải nhận thức rằng phong cách đàm phán và giao tiếp của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu khá thất thường và do đó, chúng tôi lo ngại rằng những phát biểu bất ngờ và các bài đăng trên mạng xã hội của ông có thể tác động đến thị trường chứng khoán trên toàn thế giới, bao gồm cả thị trường Việt Nam", chuyên gia VinaCapital nhấn mạnh.

"Mối lo ngại lớn nhất của chúng tôi là chiến lược kinh tế trên có thể bị lệch hướng do mâu thuẫn nội bộ hoặc sự từ chức của các quan chức cấp cao, khi nhớ lại tình trạng thay đổi nhân sự cực kỳ nhanh chóng trong chính quyền nhiệm kỳ đầu của ông Trump", ông Michael Kokalari nói thêm.

Đánh giá về ngắn hạn, ông Michael Kokalari cũng cho rằng rủi ro trước mắt lớn nhất đối với thị trường chứng khoán Việt Nam (và các thị trường chứng khoán mới nổi khác) là khả năng đồng USD tiếp tục tăng giá. Chỉ số USD/DXY đã tăng khoảng 7% trong thời gian trước và sau cuộc bầu cử, phần nào do lo ngại về thuế quan.

"Tỷ giá USD/VND đã giảm gần 5% tính đến thời điểm này trong năm và nếu chỉ số DXY tiếp tục tăng, mức giảm tỷ giá VND có thể vượt qua ngưỡng quan trọng 5% trong năm, khiến Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt chính sách tiền tệ và/hoặc tăng lãi suất để hỗ trợ đồng VND", VinaCapital đánh giá.

Cũng theo ông Michael Kokalari, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ vào khoảng 100 tỷ USD, là thặng dư lớn thứ ba chỉ sau Mexico và Canada. Để đặt con số này vào ngữ cảnh, Bộ Tài chính Mỹ có ba tiêu chí để coi một quốc gia là “thao túng tiền tệ”, trong đó có việc duy trì thặng dư thương mại kéo dài trên 30 tỷ USD. Do đó, Việt Nam cần có các biện pháp khẩn cấp để giảm thặng dư thương mại với Mỹ bằng cách tăng cường mua thêm các sản phẩm của Mỹ (ví dụ, khí hóa lỏng LNG, động cơ máy bay…).

VinaCapital: TTCK Việt Nam sẽ được MSCI nâng hạng vào năm 2026

VinaCapital: TTCK Việt Nam sẽ được MSCI nâng hạng vào năm 2026

Tài chính
(VNF) - Chuyên gia VinaCapital cho rằng Việt Nam sẽ được FTSE và MSCI xếp hạng là thị trường mới nổi lần lượt vào năm 2025 và 2026.
Cùng chuyên mục
Tin khác
Hình ảnh toàn tuyến cao tốc hơn 100km nối Hà Tĩnh - Quảng Bình

Hình ảnh toàn tuyến cao tốc hơn 100km nối Hà Tĩnh - Quảng Bình

(VNF) - Sau hơn hai năm thi công, dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn Hà Tĩnh dần hoàn thiện. Các Ban dự án và đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, phương tiện, đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp đưa vào khai thác dự kiến vào dịp 30/4/2025.