'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính công ty mẹ năm 2020 sau kiểm toán của Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (HoSE: VCG) vừa được công bố cho thấy, tổng công ty đã có nhiều cải thiện trong công tác quản trị tài chính, đầu tư, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Đây chính là tiền đề để doanh nghiệp bứt phá mạnh trở lại khi thị trường có những diễn biến thuận lợi hơn.
Số liệu hợp nhất năm 2020 cho thấy chuyển biến ấn tượng khi lợi nhuận trước thuế của VCG đạt 2.126 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2019. Lãi sau thuế hợp nhất của cả hệ thống đạt 1.690 tỷ đồng, gấp 2,15 lần so với cùng kỳ. Nhờ vậy, thu nhập trên mỗi cổ phần VCG đạt 3.667 đồng, tăng hơn 150% so với mức 1.462 đồng của năm 2019
Báo cáo tài chính công ty mẹ ghi nhận doanh thu đạt 2.602 tỷ đồng, dù giảm 10,56% so với năm trước, song lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 2.048 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với năm trước. Nhờ vậy, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 2.053 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 1.663 tỷ đồng. Đóng góp lớn cho kết quả trên là doanh thu hoạt động tài chính đạt 2.870 tỷ đồng, nên dù chi phí lãi vay tới 315 tỷ đồng, Tổng công ty vẫn có lợi nhuận khả quan.
Những con số này một phần lý giải vì sao cổ phiếu VCG đã thiết lập mặt bằng giá mới và giao dịch vững trên 4x trong suốt thời gian qua. Với mức lãi cơ bản trên cổ phiếu như vậy, theo các chuyên gia, định giá cổ phiếu VCG hiện vẫn ở mức thấp hơn nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp có quy mô tương đương trên thị trường, và thấp hơn so với định giá trung bình của VN-Index.
Điểm sáng trong bức tranh tài chính của VCG là cơ cấu nguồn vốn, dòng tiền tiếp tục duy trì sự tích cực. Tính đến cuối năm 2020, cả hệ thống VCG đã giảm nợ dài hạn gần 400 tỷ đồng, riêng công ty mẹ, con số giảm là hơn 200 tỷ đồng
Nợ ngắn hạn của công ty mẹ tăng gần 2.000 tỷ đồng lên 6.508 tỷ đồng. Trong cơ cấu nợ ngắn hạn của VCG, khoản mục người mua trả tiền trước lên tới 1.734 tỷ đồng, tăng gần 700 tỷ đồng so với cùng kỳ, phải trả người bán ngắn hạn giảm gần 200 tỷ đồng.
Điều này cho thấy một khoản tiền lớn đã được người mua trả cho các hợp đồng của tổng công ty và đang tiếp tục thanh toán theo tiến độ, đây là khoản mục doanh nghiệp chờ thời điểm hạch toán doanh thu và lợi nhuận. Vì thế, bản chất tăng nợ ngắn hạn phần lớn do Tổng công ty thúc đẩy hoạt động kinh doanh, bán hàng.
Đây cũng là chiến lược được thực hiện tốt ở các công ty con khi báo cáo hợp nhất cho thấy khoản mục người mua trả tiền trước lên tới 2.350 tỷ đồng, tăng gần 2,5 lần so với năm trước.
Công tác kiểm soát tài chính cũng được thực hiện tốt. Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán cho thấy, phải thu ngắn hạn của khách hàng đã giảm gần 700 tỷ đồng trong năm 2020 xuống còn 3.204 tỷ đồng.
Còn tại công ty mẹ, khoản mục tiền thu hồi đầu tư góp vốn của công ty mẹ vào đơn vị khác lên tới 3.104 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức 121 tỷ đồng năm trước, giúp lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư lên tới 2.519 tỷ đồng.
Dòng tiền của VCG khá dồi dào khi công tác đầu tư liên tục được đẩy mạnh song tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm theo báo cáo hợp nhất đạt tới 1.995 tỷ đồng. Khoản mục này tại công ty mẹ là 1.587 tỷ đồng, cao gấp đôi so với cùng kỳ.
Như vậy, VCG đã khép lại năm 2020 khá thành công với nhiều nỗ lực vượt bậc.
Nội lực và kinh nghiệm tích lũy được trong những giai đoạn khó khăn nhất của thị trường đã giúp VCG tự tin, bản lĩnh tận dụng các cơ hội để củng cố nguồn lực. Khi thị trường bất động sản hồi phục, đầu tư công được thúc đẩy, đại dịch được kiểm soát tốt tại VN, Tổng công ty đã có sẵn các dự án để triển khai đem lại doanh thu, dòng tiền tốt. Như vậy, có thể thấy, triển vọng tiếp tục bứt phá ngoạn mục của VCG là có cơ sở.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.