Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 20/4, Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo VinAI Research (thuộc Vingroup) công bố đã nghiên cứu thành công công nghệ nhận diện khuôn mặt chính xác và ổn định cả khi sử dụng khẩu trang.
VinAI sử dụng mô hình học sâu (deep learning) mới nhất và đặc thù do các chuyên gia tại đây tối ưu hóa để nghiên cứu công nghệ nhận diện ổn định cả khi sử dụng và không sử dụng khẩu trang. Mô hình deep learning với thiết kế mô phỏng cách hoạt động của mạng lưới thần kinh trong não người để huấn luyện và tự động trích xuất các thông tin có giá trị trên một phần khuôn mặt, nhằm nhận diện ngay cả khi người dùng sử dụng khẩu trang.
Hiện tại VinAI đang phối hợp với Công ty Sản xuất và Thiết điện tử VinSmart triển khai công nghệ nhận diện trên điện thoại Vsmart, cho phép người sử dụng mở khoá bằng khuôn mặt một cách thuận tiện. Việc xúc tiến ứng dụng trên Vsmart cũng đưa VinAI trở thành một trong những đơn vị đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ nhận diện không cần bỏ khẩu trang lên các sản phẩm thương mại.
Xem thêm >>> Điện thoại Vsmart của Vingroup sắp có công nghệ nhận diện khuôn mặt khi đeo khẩu trang
VietnamFinance có cuộc trao đổi với TS Bùi Hải Hưng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo VinAI Research, về công nghệ mới này.
- VinAI vừa công bố nghiên cứu thành công công nghệ nhận diện khuôn mặt không cần bỏ khẩu trang, đây có phải dự án “ăn theo” Covid-19 không thưa ông?
TS Bùi Hải Hưng: Công nghệ nhận diện khi dùng khẩu trang có giá trị lâu dài và toàn cầu, phát sinh từ nhu cầu thực tế, chứ không phải chỉ vì Covid-19.
Tại Việt Nam, người dùng có văn hóa đeo khẩu trang, chủ yếu liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí. Tuy nhiên cần nói rằng dịch Covid 19 sẽ có ảnh hưởng lớn đến thói quen người dùng. Các nước Âu Mỹ trước đây gần như không tồn tại việc đeo khẩu trang thì giờ thói quen của người dân có thể sẽ khác.
Thực tế, chúng tôi cũng phải chạy đua với hàng loạt đối thủ lớn nhất trên thế giới để nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thực tế với thời gian sớm nhất.
- Ông có thể cho biết công nghệ nhận diện không cần bỏ khẩu trang sẽ được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
Trước hết công nghệ nhận diện không cẩn bỏ khẩu trang giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, có thể ứng dụng để nhận diện đơn giản nhanh chóng trên điện thoại di động.
Còn tại các công sở, tổ chức, doanh nghiệp, công nghệ nhận diện không cần bỏ khẩu trang đảm bảo kiểm soát nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm thao tác.
Ưu việt của các giải pháp nhận diện khuôn mặt so với dùng vân tay là một phần của xu hướng contactless (giao tiếp không chạm), xu hướng của tương lai do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến thói quen người sử dụng.
- Công nghệ do VinAI phát triển có gì ưu việt hơn các công nghệ hiện có trên thế giới không? Bao giờ VinAI sẽ ứng dụng trên sản phẩm thương mại hóa, thưa ông?
Công nghệ nhận diện đã được phát triển khắp thế giới nhưng công nghệ nhận diện sử dụng khẩu trang thì chưa, ngay cả các hãng lớn như Google, Apple đều chưa tiến hành thương mại hóa thành công.
Điểm ưu việt của chúng tôi phát triển là thuật toán và cách sử dụng công nghệ nhận diện cho hiệu quả ổn định, độ chính xác cao hơn hẳn các công nghệ hiện tại.
Về ứng dụng trên sản phẩm thương mại thì trước mắt VinAI đang phối hợp với Vsmart triển khai công nghệ nhận diện khi dùng khẩu trang trên các dòng điện thoại thông minh mới.
Với các đối tác khác, chúng tôi đã có lộ trình thương mại hóa nhưng xin phép được chia sẻ vào một thời điểm thích hợp.
- Một số ý kiến cho rằng, công nghệ nhận diện này sẽ là công cụ để kiểm soát tự do cá nhân, ông nghĩ sao về nhận định này?
Công nghệ được tạo ra là để phục vụ con người ngày càng tốt hơn. Chẳng hạn, Singapore có hệ thống camera công cộng khắp nơi nhưng không ai nói đó là một xã hội không văn minh.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, VinAI cũng sẵn sàng cung cấp công nghệ nhận diện mới nhất này cho các đối tác vì mục đích phục vụ y tế cộng đồng.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng sinh năm 1973, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng đảm nhiệm vị trí nghiên cứu cao cấp tại Google DeepMind, được đánh giá là nhà sáng chế trí tuệ nhân tạo tại Google. Ông có gần 100 công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên môn và hơn 10 bằng sáng chế về công nghệ tại Mỹ. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.