VN-Index rớt thảm 59 điểm, gần nửa số mã trên sàn HoSE giảm kịch biên độ
Thanh Long -
09/05/2022 12:20 (GMT+7)
(VNF) - Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục lao dốc không phanh khi VN-Index "bốc hơi" 59,64 điểm trong phiên 9/5. Sàn HoSE có tới 221 mã giảm kịch sàn, chiếm gần 46% tổng số mã niêm yết.
Phiên 9/5, chỉ số VN-Index diễn biến hết sức tiêu cực khi giảm tới 59,64 điểm, tương đương 4,49%, xuống 1.269,62 điểm. Trên khắp các diễn đàn chứng khoán, nhà đầu tư tỏ ra chán nản và đặc biệt ngán ngẩm với kịch bản tiêu cực thường xảy ra trong "ngày thứ Hai đen tối".
Sàn HoSE ghi nhận tới 445 mã giảm giá, trong đó có tới 221 mã giảm kịch sàn; chỉ có 27 mã tăng giá và 12 mã đứng giá tham chiếu.
Ở nhóm ngân hàng, BID, VPB, TCB, CTG, STB, OCB, LPB, MSB giảm kịch biên độ. Các cổ phiếu khác đa phần cũng giảm sâu, "khỏe" nhất có thể kể đến VCB chỉ giảm 1,89%, ACB giảm 1,29%, EIB giảm 0,68%.
Cổ phiếu chứng khoán bi đát hơn hầu hết giảm kịch biên độ, bao gồm: VND, SSI, VCI, HCM, FTS, VIX, TVS, ORS, BSI, AGR, VDS, CTS...
Nhóm bất động sản cũng không chống được vòng xoáy chung khi cổ phiếu la liệt giảm kịch sàn, như BCM, KDH, DIG, DXG, NLG, VCG, ITA, HDG, BCG, DXS, TCH, SCR, HDC, SZC, HBC, KHG, FLC, CII, HHV, HTN, DPG, LDG FCN, IJC, CTD, LCG, ROS... Các cổ phiếu khác đa phần giảm sâu. Riêng bộ đôi cổ phiếu trụ VIC - VHM chống đỡ tốt với mức giảm lần lượt 0,88% và 1,02%.
Nhóm sản xuất cũng chỉ bao trùm bởi màu "xanh lơ" khi đa số giảm kịch sàn, có thể kể đến GVR, DGC, DPM, GEX, VHC, DCM, HSG, SBT, PHR, NKG, HT1, DBC, ANV, IDI, PAN, APH, AAA, FMC, SAM... MSN và VNM tỏ ra có sức đề kháng tốt khi giảm lần lượt 1,79% và 0,28%.
Các cổ phiếu bán lẻ như MWG, PNJ, FRT "lau sàn" cả loạt. Ở nhóm năng lượng, PLX và POW giảm kịch biên độ trong khi GAS giảm 4,46%, PGV giảm 4,92%. Với cổ phiếu hàng không, VJC giảm 3,13% còn HVN ghi nhận sắc "xanh lơ".
Thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE ở mức 17.143 tỷ đồng với 627 triệu cổ phiếu được giao dịch, cải thiện đáng kể so với các phiên trước đó.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone