'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Từ năm 1991, Luật Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Nhưng cho đến giờ này Việt Nam mới xuất hiện 4 tỷ phú đô la, con số này vẫn rất nhỏ so với thế giới, và chưa có doanh nghiệp nào ngấp nghé ở top các doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Dẫn câu chuyện trên, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, ngay sau đó đưa luôn câu trả lời: là bởi ở Việt Nam hiện nay có thể tự do kinh doanh, nhưng chưa có an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Theo vị chuyên gia đã hơn ba mươi năm theo dõi môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp của Việt Nam hiện còn quá nhiều rủi ro. "Doanh nghiệp Việt, bên cạnh các rủi ro thông thường, phải đối mặt rủi ro pháp lý. Điều này đến từ hệ thống pháp luật không cụ thể, không rõ ràng, không minh bạch, không hiệu lực, không hiệu quả... Trước việc áp dụng tùy ý, tùy tiện (về mặt pháp luật), thì với một doanh nhân, họ không thể tính toán được lâu dài, cách tốt nhất là họ làm nhỏ và không lớn, không chính thức", ông Cung nói.
Cùng chia sẻ quan điểm này, TS Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cho rằng không ít doanh nghiệp Việt Nam không mấy hứng thú với cách thức phát triển bền vững, chủ yếu phát triển theo hướng “mì ăn liền”, muốn có tiền tươi thóc thật ngay, chưa phát triển theo hướng chuyên nghiệp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
"Dù Chính phủ có tạo điều kiện nhiều đi nữa nhưng bản thân các doanh nhân, doanh nghiệp không tự làm mới mình thì cũng rất khó để chúng ta chứng kiến bước đột phá trong ngắn và trung hạn... Phải thẳng thắn nhìn nhận bên cạnh ưu thế là giải quyết việc làm so với DNNN và DN FDI thì đóng góp của khối DN tư nhân trong nguồn thu ngân sách vẫn còn hạn chế. Rất ít các DN thuộc loại tỷ đô của Việt Nam đi lên từ ứng dụng khoa học công nghệ mà chủ yếu là từ lĩnh vực kinh doanh bất động sản hoặc có gắn với kinh doanh bất động sản”, ông Kiên nhận xét.
Những nhận xét của các chuyên gia thực ra không mới. Kinh tế tư nhân của Việt Nam, cho dù được "tháo ngòi" gần 30 năm qua, và liên tục được cổ xúy bởi các chính sách mới, trên thực tế vẫn đang gặp nhiều trở ngại. Cho dù nền kinh tế đã xuất hiện các tỷ phú, phần đông tâm lý của các doanh nhân vẫn là kín tiếng, muốn tìm kiếm sự an toàn hơn là "bung" hết sức mình vào thương trường.
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất, như ông Nguyễn Đình Cung đã đề cập, chính là từ hệ thống pháp luật "không cụ thể, không rõ ràng, không minh bạch, không hiệu lực, không hiệu quả". Chính vì tình trạng "5 không" này, nhiều doanh nhân cảm thấy càng làm ăn lớn thì càng bất an. Nhiều doanh nhân, biết rõ các cơ hội kinh doanh nhưng cũng hiểu rằng, dấn thân là khoác thêm rủi ro. Nhiều doanh nhân khác, cho đến ngày ngồi tù vẫn không hiểu tại sao lại ngồi tù, vì vẫn có niềm tin nội tâm rằng mình làm đúng ngay cả khi soi chiếu vào hệ thống pháp luật là sai.
Thực tế ba mươi năm qua đã cho thấy sức sống mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân. Thay vì ban phát các chính sách hay ưu đãi, có lẽ đã đến lúc Nhà nước cần thu hẹp bớt quyền lực của mình. Thay vì ban hành các nghị quyết, có lẽ Nhà nước nên dồn sức để hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm khắc phục tình trạng "5 không" nói trên và phần còn lại, hãy để cộng đồng doanh nghiệp tư nhân tự quyết!
Chỉ khi được đảm bảo về pháp lý, các doanh nhân mới thực sự dám bước ra ánh sáng và khai mở hết các năng lượng, nguồn lực kinh doanh của mình, thì tin chắc rằng, số lượng tỷ phú của Việt Nam không chỉ dừng ở con số 4 như hiện nay. Và nền kinh tế không phải chỉ có các tỷ phú; hàng triệu ý tưởng kinh doanh khác cũng sẽ được kích hoạt trên nhiều phương diện, để mỗi ngày đóng góp nhiều hơn cho sự thịnh vượng của quốc gia!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.